3 dấu hiệu cho biết bé có chiều cao vượt trội, 2 dấu hiệu mẹ nên cẩn trọng bé dễ dị tật ở chân
Nhìn vào bàn chân của con mẹ có thể biết được bé có chiều cao lý tưởng hay dễ mắc dị tật bẩm sinh, cần điều chỉnh.
Bắp chân trẻ dài hơn và đầu gối cao
Những đứa trẻ có bắp chân dài hơn hay đầu gối cao hơn những đứa trẻ khác khi lớn lên hầu hết đều to cao vì có xương bắp chân dài, nên xương chân cũng dài hơn so với những em bé khác.
Ống chân dài hơn bình thường
Với những em bé có ống chân dài hơn bình thường chứng tỏ em bé của bạn sẽ có chiều cao lý tưởng trong tương lai. Đặc biệt, nếu như ống chân của bé thon dài kết hợp với lòng bàn chân dài thì chứng tỏ em bé sau này cao như siêu mẫu mẹ không cần lo lắng.
Lòng bàn chân dài và rộng
Một em bé có đôi bàn chân của những người có thân hình cao lớn thường sẽ to hơn người khác để đủ vững chãi nâng đỡ cơ thể. Chính vì thế, nếu phụ huynh thấy lòng bàn chân của trẻ dài và rộng thì cơ hội phát triển chiều cao của trẻ trong tương lai là rất lớn. Vì vậy chắc chắn khi em bé của bạn lớn lên sẽ có chiều cao vô cùng lý tưởng.
Bé có chân vòng kiềng
Dấu hiệu bé bị dị tật ở chân
Bàn chân bẹt
Nếu như bé có bàn chân bẹt là lòng bàn chân bằng phẳng, không lõm thường có hệ thống dây chằng lỏng lẻo, các xương ở bàn chân không được cố định tốt và khi bàn chân đi trên cát hoặc in mực lên tờ giấy sẽ không thấy có chỗ khuyết như dấu chân thông thường.
Có một số người có thể không cảm thấy bất cứ vấn đề gì nghiêm trọng khi bị tật bàn chân bẹt, thế nhưng một số người sẽ bị đau nhức khi đi bộ nhiều hoặc khi mang giày cao gót.
Với trẻ sơ sinh phần lớn khi sinh ra đều có bàn chân bẹt không có lõm, nhưng khi bé tới 2, 3 tuổi mà vòm bàn chân vẫn bẹt không tạo thành hình vòm lõm xuống thì phụ huynh thấy nên lưu ý và đưa trẻ đi khám sớm, bởi đó có thể là dấu hiệu của dị tật bàn chân bẹt. Mặc dù bàn chân bẹt tuy không gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng phụ huynh vẫn nên đưa trẻ đi điều trị sớm để giúp trẻ di chuyển thoải mái hơn trong tương lai.
Bé có chân bẹt
Chân vòng kiềng
Trong giai đoạn bé khoảng 1 tuổi bắt đầu tập đi các bậc phụ huynh nên lưu ý kiểm tra phần chân của bé. Nếu chân bé đi hình vòng kiềng là tình trạng mà phần xương từ hông đến chân bị hướng ra ngoài.
Lý do dẫn tới chân vòng kiềng thường do uống thiếu chất, nhất là canxi và vitamin D dẫn tới xương bị yếu, không chống đỡ được trọng lượng của cơ thể khi di chuyển nên chân sẽ bị cong vào trong hay ra ngoài. Hậu quả của dị tật chân vòng kiềng thường dẫn tới việc khớp hông bị xoay và vẹo cột sống, khiến cho trẻ có dáng đi mất thẩm mỹ và dễ gây tổn hại sức khỏe của bé.
Xem thêm
Bé 12 tuổi mắc ung thư phổi giai đoạn cuối, chuyên gia cảnh báo về thói quen xấu mà 99% trẻ em mắc phải
Dấu hiệu trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên: Cha mẹ có con nhỏ đừng thờ ơ
4 sai lầm khi tắm cho trẻ sơ sinh dễ gây hại cho bé, nhất là điều thứ 3
Bí quyết chăm sóc da cho trẻ trong mùa đông lạnh giá
Nguồn: http://www.khoevadep.com.vn/3-dau-hieu-cho-biet-be-co-chieu-cao-vuot-troi-2-dau-hieu-me-nen-can-tron..
Tin Sao
-
'Ông hoàng Cpop' lên hot search Weibo vì phát phì, dân mạng cho rằng đây đích thị là do hậu quả của việc đam mê trà sữa
-
Angelababy cãi nhau to với Huỳnh Hiểu Minh trong khách sạn, thực hư thế nào?
-
Hậu bị chê phát tướng, Phan Như Thảo đã ép cân, lột xác bất ngờ
-
Dương Mịch bị soi nhan sắc xuống dốc với biểu cảm đơ cứng, mí mắt sụp xuống
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai