4 câu hỏi phỏng vấn đào sâu năng lực ứng viên và cách trả lời
Sẽ không có câu hỏi nào là thừa nên bạn cần đặt mình vào vị trí nhà tuyển dụng để hiểu mong muốn thật sự của họ để đưa ra câu trả lời phù hợp chứng minh năng lực thực sự của bản thân.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà tuyển dụng là khai thác và đánh giá năng lực cốt lõi của ứng viên. Tuy nhiên, mỗi ứng viên có năng lực khác nhau và mỗi vị trí cần khả năng khác nhau. Do đó, nhà tuyển dụng sẽ phải đặt ra nhiều tình huống, câu hỏi cụ thể để ứng viên bộc lộ năng lực họ cần đánh giá.
Vậy câu hỏi phỏng vấn nào được đặt ra cho các vị trí tuyển dụng online ở Hải Phòng, Hà Nội… và ứng viên nên trả lời ra sao? Hãy cùng tham khảo 4 câu hỏi cùng cách trả lời hiệu quả sau đây nhé.
Kinh nghiệm của bạn trong lĩnh vực này là gì?
Năng lực ứng viên sẽ bộc lộ chính xác thông qua công việc đã làm. Khi đặt câu hỏi phỏng vấn này, nhà tuyển dụng muốn xác định ứng viên có thực sự trải qua công việc tương tự trong quá khứ không.
Câu trả lời của bạn không nên đơn thuần là nêu lại lịch sử làm việc. Bởi điều nhà tuyển dụng quan tâm là bạn đã xử lý công việc ra sao; năng lực có phát triển qua từng việc hay không. Do đó, bạn nên trả lời càng chi tiết thì càng hiệu quả.
Hãy đưa ra dẫn chứng về một công việc cụ thể, thậm chí đó nên là một nhiệm vụ khó, từ đó chia sẻ về cách bạn đã xoay sở để giải quyết và kết quả nhận lại được là gì.
Bằng cách trả lời như vậy, bạn sẽ khẳng định được kinh nghiệm, tư duy, sự sáng tạo của bản thân. Còn nhà tuyển dụng đánh giá được khả năng thích ứng, giải quyết vấn đề, nỗ lực… của bạn khi làm việc.
Hãy kể về dự án bạn đã quản lý và đóng góp nhiều nhất
Câu hỏi dạng này buộc ứng viên phải thực sự trải qua mới có thể trả lời tốt. Khi hỏi điều này, nhà tuyển dụng muốn đánh giá được năng lực lãnh đạo, khả năng quản lý, làm việc nhóm, ra quyết định… của ứng viên.
Do đó, khi trả lời, bạn cần cho thấy vai trò, ảnh hưởng của mình trong dự án. Tiếp sau đó, bạn có thể nói tới những tình huống xảy ra buộc phải đưa ra thay đổi, những quyết định mới.
Bạn cũng nên nói về cách thức điều hành nhóm, phối hợp với đồng đội, khách hàng. Điều đó cho thấy hình ảnh bạn ở các vai trò khác nhau. Dù ở vai trò nào bạn cũng đều tâm huyết, trách nhiệm và giải quyết công việc hiệu quả.
Tất nhiên, không nhất thiết bạn phải đưa ra dự án thành công. Đó có thể là một dự án thất bại. Điều quan trọng là qua thất bại đó, bạn đã trưởng thành như thế nào, có thêm năng lực gì.
Chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ bị thuyết phục bởi một ứng viên hội tụ nhiều năng lực cốt lõi cần cho sự thành công.
Mối quan hệ của bạn với công ty/đồng nghiệp cũ ra sao?
Nhiều ứng viên chủ quan khi cho rằng, câu hỏi phỏng vấn này chỉ đơn giản là “sự tò mò” của nhà tuyển dụng về quá khứ của ứng viên. Thực tế không phải như vậy.
Thông qua câu hỏi, nhà tuyển dụng muốn xác định được một loại năng lực mềm của ứng viên như kỹ năng giao tiếp, xây dựng mối quan hệ, thích ứng với môi trường...
Nếu may mắn có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, công ty cũ chứng tỏ bạn là người hòa đồng, thân thiện, có kỹ năng xây dựng mối quan hệ, có khả năng ngoại giao tốt.
Tất nhiên khó tránh những mâu thuẫn trong công sở nên không nhất thiết, bạn chỉ nêu những điểm tốt. Bạn có thể kể về nỗ lực khi phải chỉnh sửa bản thân để thích ứng, hòa nhập vào môi trường mới. Qua đó cho thấy bạn có tư duy tích cực, có năng lực hòa giải và sẵn sàng vì cái chung.
Một ứng viên có phẩm chất như vậy chắc chắn là nhân sự mà doanh nghiệp ngày nay đều muốn sở hữu.
Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?
Nhiều ứng viên cho rằng, đây là câu hỏi mang tính hình thức để nhà tuyển dụng kết thúc buổi phỏng vấn. Do đó, họ chỉ trả lời qua loa, thậm chí trả lời: Tôi/em không có câu hỏi nào.
Tuy nhiên, buổi phỏng vấn là cuộc trao đổi lẫn nhau giữa bạn và nhà tuyển dụng. Do đó, nhiều nhà tuyển dụng sử dụng câu hỏi trên như một cách kiểm tra năng lực ứng viên.
Qua câu hỏi, họ muốn đánh giá mức độ quan tâm tới công việc; mức độ thấu hiểu công ty; khả năng phát hiện vấn đề, đặt vấn đề... của bạn. Vậy nên bạn cần chuẩn bị sẵn một số câu hỏi khiến nhà tuyển dụng phải tư duy khi trả lời.
Ví dụ: Anh/chị có thể cho biết về hình mẫu nhân sự thành công của doanh nghiệp? Mong đợi của công ty với ứng viên/vị trí ứng tuyển là gì? Lộ trình thăng tiến cho nhân sự ở vị trí này ra sao?…
Những câu hỏi này chứng tỏ bạn có mục tiêu, lộ trình rõ ràng. Bạn nhận thấy vấn đề của doanh nghiệp, hiểu nhu cầu của họ và muốn hoàn thiện năng lực bản thân để trở thành nhân sự xuất sắc trong tương lai.
Trên đây là một số câu hỏi phỏng vấn nhà tuyển dụng dùng để khai thác sâu năng lực ứng viên. Sẽ không có câu hỏi nào là thừa nên bạn cần đặt mình vào vị trí nhà tuyển dụng để hiểu mong muốn thật sự của họ để đưa ra câu trả lời phù hợp chứng minh năng lực thực sự của bản thân.
Tin Sao
- Sau gần 20 năm biến mất, ảnh mới của 'đệ nhất mỹ nhân châu Á' Vương Tổ Hiền đã lộ diện, gương mặt biến dạng đến mức khiến nhiều người sợ hãi
- Ngọc Trinh ủng hộ đồng bào lũ lụt ở miền Bắc 100 triệu đồng, kết quả sao kê thế nào?
- 'Người đẹp dưới trăng' sẽ cùng bạn đón Trung thu! Dương Mịch, Angelababy đẹp hơn cả Hằng Nga
- Dù đã thông báo muốn nhận con nuôi nhưng Hòa Minzy vẫn chưa thực hiện được vì một lí do
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!