4 sai lầm khi ra quyết định thay đổi công việc
Nếu như quan điểm về nghề nghiệp của người xưa là “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” thì thời nay, điều này đã phần nào thay đổi. Các bạn trẻ giờ đây có xu hướng muốn thử sức ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề, phát triển nhiều kỹ năng và luôn cố gắng tối ưu hóa lựa chọn nghề nghiệp của mình.
Quyết định thay đổi công việc và kiếm việc làm ở một ngành mới có thể coi như một bước ngoặt lớn trên con đường sự nghiệp của một người. Vì thế chúng ta nên thận trọng và tìm hiểu thật kỹ trước khi “rẽ ngang”. Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều bạn trẻ mắc phải những sai lầm khiến họ cảm thấy hối hận về quyết định chuyển ngành của mình.
Dưới đây là một vài ví dụ cho việc thay đổi công việc một cách nóng vội, hấp tấp dẫn tới “xôi hỏng bỏng không” mà các chuyên gia tuyển dụng CareerLink chia sẻ, hãy cùng theo dõi và rút kinh nghiệm cho mình nhé.
Chuyển ngành quá đột ngột, thiếu sự chuẩn bị
Nếu bạn chuyển ngành, thay đổi công việc quá đột ngột chỉ vì một lời mời công việc nào đó, hay một lí do nào đó mà bạn chưa có sự chuẩn bị thì rất có thể đó là một sai lầm khiến bạn ân hận trong tương lai.
Sự chuẩn bị trước khi quyết định chuyển ngành nghề bao gồm thời gian, kiến thức, kỹ năng, tài chính - có thể coi đây như 4 góc của chiếc lưới an toàn giúp bạn thực hiện “cú nhảy” chuyển ngành thành công. Bạn cần dành thời gian để nghiên cứu, lên kế hoạch tìm kiếm công việc mới, hòa nhập và bắt đầu lại từ đầu tại “miền đất mới” nơi bạn chưa quen thuộc.
Sự chuẩn bị về cả kiến thức, kỹ năng về ngành nghề mới sẽ giúp bạn khỏi bỡ ngỡ khi chuyển ngành. Đồng thời, sự chuẩn bị về cả tài chính cũng cần thiết không kém, khi những tháng đầu thu nhập tại ngành mới còn chưa cao và chi phí đầu tư cho việc học hành, rèn luyện, phát triển bản thân rất cần thiết. Nếu bạn chưa chuẩn bị kỹ càng cho những nguồn lực trên, rất có thể bạn chưa thực sự sẵn sàng để chuyển ngành.
Chuyển ngành theo cảm xúc khi chưa tìm hiểu kỹ
Có rất nhiều bạn trẻ vội vã lao vào quyết định chuyển ngành, “nhảy” sang một lĩnh vực mới chỉ vì yêu thích nhất thời mà chưa thực sự tìm kiểu kỹ lưỡng về ngành nghề ấy. Điều này quả thực khá tai hại. Sẽ thế nào nếu ngành đó không phù hợp với tính cách và thiên hướng tự nhiên của bạn? Bên ngoài lớp vỏ hào nhoáng và có vẻ dễ dàng, phía sau ngành nghề nào cũng là một con đường đầy gai mà chỉ nỗ lực và đánh đổi mới có thể khiến bạn thành công.
Đừng bị hoa mắt bởi một ngành nghề “thời thượng”, thu nhập cao mà nghĩ rằng nó phù hợp với mình, rất có thể bạn chỉ đang bị tâm lý “cỏ bên đồi xanh hơn” mà thôi. Hãy tìm hiểu thật kỹ về ngành nghề tương lai, cân nhắc nó với điều kiện công việc hiện tại trước khi đưa ra quyết định nhé.
Chuyển ngành chỉ để “thử”
Tinh thần dám nghĩ dám làm, ưa khám phá và sẵn sàng thử thách bản thân là điều rất đáng khích lệ. Nhưng nếu bạn quyết định chuyển ngành chỉ để “thử xem sao” thì đây có vẻ như một trò chơi khá rủi ro với sự nghiệp của bạn. Thực tế, bạn hoàn toàn có thể thử khám phá ngành nghề mới ngoài giờ làm việc, vào những ngày cuối tuần hoặc buổi tối, trong khi vẫn giữ công việc cũ. Nghỉ việc hiện tại để thử sức ở ngành mới sẽ khiến bạn không còn đường lui hoặc khó khăn hơn khá nhiều nếu muốn quay lại.
Một thực tế khác, có khá nhiều bạn trẻ chọn làm 2 công việc, hai ngành nghề một lúc. Chúng có thể bổ trợ nhau, hoặc thậm chí không liên quan tới nhau như kỹ sư lập trình và giáo viên dạy yoga, chuyên viên tài chính và chủ cửa hàng chăm sóc thú cưng... Bạn đã nghĩ tới phương án này chưa?
Quyết định chuyển ngành không gắn với mục tiêu lâu dài
Và cuối cùng, nếu quyết định chuyển ngành, thay đổi công việc của bạn mang tính bộc phát, không gắn với một mục tiêu cụ thể, lâu dài mà bạn đã đề ra trước đó, thì khả năng thất bại của bạn sẽ khá cao. Bạn là ai và muốn trở thành người như thế nào? 10 năm nữa bạn hình dung mình sẽ ra sao? Nghề nghiệp như thế nào sẽ đem lại giá trị và sự hài lòng cho bạn?
Hãy tự hỏi bản thân và trả lời thật chân thành những câu hỏi trên đây trước khi ra quyết định chuyển ngành nghề nhé. Bởi nếu không có một đích đến cụ thể, việc rẽ ngang, rẽ dọc trên con đường sự nghiệp sẽ chỉ đơn thuần là một cuộc dạo chơi và có khả năng, bạn sẽ lạc đường bởi chính quyết định ấy.
Tóm lại, chuyển ngành, thay đổi công việc là một quyết định cần sự cân nhắc nghiêm túc, cẩn trọng và cần có một sự chuẩn bị kỹ càng. Quyết định chuyển ngành nghề là một quyết định rất dũng cảm, nó cho thấy bạn là người dám nghĩ, dám làm, dám theo đuổi những gì mình mong muốn. Với tinh thần đó, cộng với nỗ lực và một chút may mắn, nhiều khả năng bạn sẽ tìm được đích đến mới cho sự nghiệp của mình. Và để thành công bạn nên tránh mắc phải những sai lầm đã được đề cập trên đây.
Xem thêm
Nên từ bỏ thói quen xấu nào khi tìm việc?
Dành cho những người đang tìm việc trong vô vọng: Đừng nhìn đâu xa, hãy nói chuyện với những người xung quanh bạn
Sau đại dịch, bạn nên đổi việc hay tiếp tục bám trụ lấy công việc hiện tại: Đừng quyết định vội vàng để phải trả giá đắt bằng cả sự nghiệp
4 chân tướng nhói lòng mà tôi đã ngộ ra trong dịch bệnh: Không phải công việc không thể rời xa chúng ta, mà là chúng ta không thể rời xa công việc!
Tin Sao
-
Sao Việt 14/6: Trấn Thành thấy Lê Dương Bảo Lâm là 'giống hệt' nghệ sĩ này; NSND Phạm Quang Vĩnh qua đời
-
Gil Lê lên tiếng đính chính chuyện cầu hôn Xoài Non
-
Kỳ Duyên gây chú ý với thái độ lạ khi tái hợp Minh Triệu sau loạt động thái 'tuyệt tình'
-
'Mĩ nhân Sài thành' từng lấn lướt Ngọc Trinh: Sở hữu nhà 7 tầng ở trung tâm TP.HCM, U40 quyến rũ hết nấc
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương