Cá bổ dưỡng đến mấy 5 nhóm người này cũng không nên ‘đụng đũa’

21/08/2023 17:39

Thịt cá cung cấp nguồn dinh dưỡng quan trọng, cần thiết cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, dù bổ dưỡng thế nào thì không phải ai cũng thích hợp để ăn.

Thịt cá có chứa nhiều vitamin D, E, canxi, omega-3, DHA… có lợi cho tim mạch, thị giác, tăng cường hệ miễn dịch, giúp xương chắc khỏe. Các chuyên gia khuyên người khỏe mạnh nên ăn cá ít nhát 3 lần mỗi tuần. Mặc dù cá mang lại nhiều lợi ích nhưng nó không phù hợp với một số nhóm người.

Nguồn dinh dưỡng trong cá

Cá là một nguồn protein tuyệt vời, rất quan trọng để duy trì cơ bắp, các cơ quan và mạch máu khỏe mạnh. Protein giúp hỗ trợ quá trình phân chia tế bào, tăng trưởng tóc và thậm chí cả tín hiệu hormone.

Bên cạnh đó, cá giàu i-ốt, là khoáng chất quan trọng mà cơ thể không thể tự sản xuất được. Chất này cũng rất quan trọng với chức năng của tuyến giáp, nơi kiểm soát những thứ như cảm giác thèm ăn và hệ thống miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, cá còn là một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào như: vitamin D, vitamin B12, phốt pho, niacin.

Mức độ dinh dưỡng tùy thuộc vào từng loại cá cụ thể. Khác biệt lớn nhất là về hàm lượng chất béo. Các loại cá như cá hồi, cá ngừ được coi là cá béo. Cá tuyết, cá da trơn là loại cá nạc. Vì vậy mà lượng calo cần cung cấp cho cơ thể cũng thay đổi.

Những người không nên ăn cá

Người bị rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa khiến bạn cảm thấy khó chịu với các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón,… Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống thường ngày của người bệnh.

Ăn cá khi đang bị rối loạn tiêu hóa sẽ khiến bệnh không những không thuyên giảm mà còn khiến tình trạng này nặng hơn do cá chứa nhiều đạm.

Tốt nhất là người bị rối loạn tiêu hóa nên uống nhiều nước, ưu tiên các loại thịt trắng và hạn chế ăn cá.

Bệnh nhân vô sinh

Nghiên cứu cho thấy những người đàn ông bị suy giảm khả năng sinh sản một phần nguyên nhân do lượng thủy ngân tích trong cơ thể cao hơn. Có nhiều loại cá chứa lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá thu to, cá ngừ… Ăn quá nhiều khiến lượng thủy ngân xâm nhập vào cơ thể, kết hợp với các tế bào hồng cầu trong máu sẽ cản trở chức năng của các tế bào sinh sản.

Không ăn khi bị bệnh gout

Trong cá có chứa purine, khi vào cơ thể nó sẽ chuyển hóa thành axit uric. Mà axit uric quá cao trong huyết tương chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh gout.

Vì vậy, người đã mắc bệnh gout nên ăn ít hoặc không ăn cá để tránh tình trạng bệnh bị ác hóa, nguy hại cho sức khỏe.

Bệnh nhân xơ gan

Người bị xơ gan nếu ăn quá nhiều các loại cá biển sâu như cá trích, cá ngừ,… sẽ khiến tình trạng bệnh xấu đi và có chiều hướng trầm trọng hơn

Bệnh nhân lao

Những người mắc bệnh lao nếu ăn nhiều cá cùng lúc dễ bị dị ứng, nhẹ thì buồn nôn, đau đầu, da nổi mẩn, xung huyết, nặng thì tim đập nhanh, sưng môi và mặt, phát ban, tiêu chảy, đau bụng, khó thở, huyết áp tăng đột ngột, thậm chí là xuất huyết não.

Nên ăn cá bao nhiêu lần trong tuần?

Đối với người không thuộc 5 nhóm trên thì cá là nguồn tốt nhất cung cấp omega-3, dưỡng chất có ích cho sức khỏe giúp giảm nguy cơ trầm cảm, đau tim và suy giảm nhận thức. Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi người nên ăn ít nhất 2 bữa cá, tương đương khoảng 340g cá/tuần.

Với các loại cá béo như cá thu, cá trích, cá ngừ, cá hồi,… mỗi người nên ăn ít nhất 140g/tuần. Phụ nữ sắp hoặc đang có thai, cho con bú không nên ăn quá 280g. Đàn ông và phụ nữ không mang thai có thể ăn tối đa 560g cá béo/tuần.

Với các loại cá thịt trắng như cá tuyết, cá bơn, cá chim, cá rô phi,… có thể ăn bao nhiêu tùy nhu cầu của cơ thể. Tuy nhiên, không ăn quá 140g/tuần cá nhám và cá cờ. Trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc muốn có thai nên tránh hai loại cá này vì chúng chứa nhiều thủy ngân hơn các loại khác.

Giaitri.thoibaovhnt.vn

Nguồn: https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/ca-bo-duong-den-may-5-nhom-nguoi-nay-cung-khong-nen-dung-dua-.. Nguồn: https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/ca-bo-duong-den-may-5-nhom-nguoi-nay-cung-khong-nen-dung-dua-739544.html

Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020