Các ngân hàng và cuộc đua cạnh tranh lãi suất huy động cuối năm
Theo NHNN, tính đến hết tháng 11/2016 tăng trưởng tín dụng đạt mức 15,8% trong khi tăng trưởng huy động là 15,2%.
Cuối năm là thời điểm vào mùa hoạt động kinh doanh, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp lên cao khiến ngân hàng “khát” vốn. Do đó, các ngân hàng buộc phải đưa ra các chính sách lãi suất huy động hấp dẫn để thu hút nguồn vốn từ phía người dân.
Vào thời điểm quý IV năm 2016 sắp kết thúc, nhìn chung, mức lãi suất giữa các ngân hàng thương mại lớn thấp hơn mức lãi suất cùng kỳ hạn tại các ngân hàng vừa và nhỏ.'
Lãi suất huy động tiếp tục giảm nhẹ.
Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn hiện dao động trong khoảng 0,3 – 1%/năm. Trong đó, lãi suất không kỳ hạn 1% được các ngân hàng lớn như Agribank, Vietbank hay Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga áp dụng. Còn Vietcombank, MB, Việt Á bank áp dụng mức lãi suất 0,3%/năm. Thậm chí, lãi suất tiền gửi không kỳ hạn Vietinbank còn là 0,2%/năm.
Báo cáo kết quả điều hành chính sách tiền tệ tháng 11/2016 mới đây, Ngân hàng Nhà nước cho biết, trên cơ sở diễn biến lạm phát cơ bản ổn định ở mức thấp, thị trường ngoại tệ và tỷ giá trong tầm kiểm soát, cơ quan này chủ động điều tiết thanh khoản của hệ thống dư thừa, lãi suất thị trường liên ngân hàng ở mức thấp, qua đó tạo điều kiện ổn định lãi suất huy động, giảm sức ép lên lãi suất cho vay.
Đồng thời, cơ quan quản lý cũng chỉ đạo các ngân hàng cân đối vốn để duy trì ổn định lãi suất huy động, tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh để có điều kiện giảm lãi suất cho vay. Ngoài ra, các ngân hàng đã điều chỉnh tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn giảm dần theo lộ trình, góp phần giảm sức ép lên lãi suất đối với các tổ chức tín dụng.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng các dấu hiệu hiện tại cho thấy lãi suất huy động tuy có giảm do dư thừa thanh khoản nhưng chưa thực sự bền vững. Tiền vào hệ thống ngân hàng có tăng nhưng phần lớn là kỳ hạn ngắn, trong khi cho vay ra là kỳ hạn dài. Mất cân đối về kỳ hạn đi kèm với tỷ giá trung tâm được điều chỉnh giảm trong nhiều phiên gần đây cho thấy lãi suất giảm vẫn chưa thực sự lâu bền.
Theo NHNN, tính đến hết tháng 11/2016 huy động vốn tăng 15,28% so với cuối năm 2015, trong khi tín dụng tăng 14,57%.
Như vậy có thể thấy, để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân, các ngân hàng nhỏ phải đưa ra mức lãi suất cao hơn. Bên cạnh đó, các ngân hàng lớn có sẵn nguồn vốn cũng như mức độ uy tín, việc huy động vốn sẽ gặp nhiều thuận lợi trong quá trình này.
Minh chứng là mức chênh lệch lãi suất tiền gửi giữa các ngân hàng lớn, ngân hàng có vốn Nhà nước so với các ngân hàng nhỏ và vừa lên tới 1,4% ở kỳ hạn 6 tháng và khoảng 1 % ở kỳ hạn 12 tháng. Do đó, người dân sẽ phải cân nhắc khi lựa chọn nơi gửi tiết kiệm trong giai đoạn năm 2017 đang đến gần.
Tin Sao
-
Giữa cơn sốt 'Bắc Bling', ảnh hiếm của NS Xuân Hinh và tỷ phú Phạm Nhật Vượng thời trẻ bất ngờ hot trở lại
-
BTV Trung Nghĩa cưới vợ lần 2, gửi thiệp mời tới vợ cũ MC Hoàng Linh với cách xưng hô bất ngờ
-
Hoa hậu Đỗ Thị Hà hiếm hoi nhắc đến chuyện chồng và thiệp cưới?
-
Hoa hậu có gương mặt phúc hậu nhất Việt Nam, sau 21 năm đăng quang cuộc sống giờ thế nào?
Clip đang được xem nhiều nhất: Sau thông báo ly hôn chồng doanh nhân, Vũ Thu Phương hiện ra sao?