Khúc gỗ siêu quý hiếm ở Việt Nam có giá 10 tỷ, niên đại 5.000 năm tuổi, tỷ phú đô la cũng chưa chắc mua được

06/11/2024 11:22

Tuổi thọ của khúc gỗ lên đến 5.000 năm tuổi và có kích thước dài x đường kính 2 bên lần lượt là 5,48m x 7,2m, được rao bán với giá 10 tỷ đồng.

Trong hội chợ "Đồ gỗ và trang trí nội thất Hà Nội 2020", sự xuất hiện của một khúc gỗ nguyên khối cực kì lớn đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của những người tham gia. Được biết nó là loại gỗ cẩm lai có nguồn gốc từ châu Phi, tuổi thọ lên đến 5.000 năm và có kích thước dài x đường kính 2 bên lần lượt là 5,48m x 7,2m.

Khúc gỗ siêu quý hiếm ở Việt Nam có giá 10 tỷ, niên đại 5.000 năm tuổi, tỷ phú đô la cũng chưa chắc mua được 2

Khúc gỗ cẩm lai có kích thước cực kì lớn

Gỗ cẩm lai vốn là gỗ quý hiếm bậc nhất tại Việt Nam với rất nhiều ưu điểm vượt trội. Không chỉ có kích thước thân gỗ lớn, đường vân gỗ cẩm lai đẹp như một tác phẩm nghệ thuật. Chưa kể chất gỗ cứng, đanh, chịu lực tốt, chống mối mọt, cong vênh nên có thể "trường tồn" với thời gian. Đặc biệt, trong phong thủy, gỗ cẩm lai còn tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc và thịnh vượng nên loại gỗ này về cơ bản là mang cả giá trị sử dụng lẫn giá trị tinh thần cao.

Khúc gỗ siêu quý hiếm ở Việt Nam có giá 10 tỷ, niên đại 5.000 năm tuổi, tỷ phú đô la cũng chưa chắc mua được 1

Đường vân tuyệt đẹp của gỗ cẩm lai

Khúc gỗ cẩm lai tại hội chợ "Đồ gỗ và trang trí nội thất Hà Nội 2020" được chủ nhân rao bán với giá 10 tỷ đồng, tức là khoảng hơn 45 triệu đồng/m3. Đây cũng là một mức giá hợp lý vì thông thường gỗ cẩm lai có giá dao động 40 - 60 triệu đồng mỗi mét khối. Nhiều dân sành về gỗ còn đánh giá khúc gỗ khổng lồ này đã bánrẻ hơn rất nhiều so với cẩm lai Việt Nam và Campuchia.

Khúc gỗ siêu quý hiếm ở Việt Nam có giá 10 tỷ, niên đại 5.000 năm tuổi, tỷ phú đô la cũng chưa chắc mua được 0

Kích thước lớn của khúc gỗ giúp cho nó trở thành nguyên liệu lý tưởng khi thi công

Dù có xẻ ngang hay xẻ dọc thì đường vân của khúc gỗ cẩm lai vẫn cực kì bắt mắt. Vì phần thân gỗ lớn nên sẽ là thứ nguyên liệu lý tưởng khi thi công vì người thợ không cần pha trộn, cắt ghép những mảnh gỗ nhỏ lại với nhau. Tuy nhiên vì giá thành đắt đỏ nên chỉ có các đại gia sành chơi mới có đủ tiềm lực và thẩm mỹ để "rước" khúc gỗ này về.

Theo Thương Hiệu và Pháp Luật

Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020