Lòng lợn là món ngon nhưng có 4 nhóm người tuyệt đối không được động đũa
Lòng lợn là món ăn dân dã được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, có một số đối tượng không nên ăn món này để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Những người không nên ăn lòng lợn
- Người bị cảm, mệt mỏi
Các món từ nội tạng lợn thường chứa nhiều cholesterol khó tiêu hóa. Vì thế, người đang mệt mỏi, bị cảm không nên ăn các món như cháo lòng, lòng lợn vì khó tiêu. Ngoài ra, nội tạng lợn không được sơ chế đúng cách có thể chứa nhiều mầm bệnh có thể lây sang người ăn.
- Người có tiêu hóa kém
Ruột của động vật có thể chứa một lượng lớn vi khuẩn E.Coli và các vi khuẩn khác gây ra bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn. Người có đường tiêu hóa kém ăn phải các món làm từ lòng lợn nhưng không nấu chín kỹ hoặc bị nhiễm khuẩn chéo sang các loại thức ăn nước uống khác trong quá trình chế biến thì rất dễ bị các bệnh nguy hiểm như nhiễm ký sinh trùng sán dây, sán chó, giun xoắn, lao, than, lợn đóng dấu... Các bệnh này gây nguy hiểm lớn cho sức khỏe.
- Người thừa cân, béo phì, mắc bệnh tim mạch
Nội tạng động vật chứa nhiều đạm nhưng cũng có rất nhiều chất béo. Đặc biệt, hàm lượng cholesterol trong loại thực phẩm này rất cao.
Người thừa cân, béo phì, người cao tuổi, người mắc bệnh chuyển hóa, xơ vữa động mạch, tiểu đường, gout... cần kiêng tuyệt đối các món chế biến từ nội tạng động vật.
- Phụ nữ mang thai
Các loại nội tạng động vật rất dễ nhiễm vi khuẩn, virus, giun, sán (đặc biệt là nội tạng động vật không rõ nguồn gốc) có thể lây bệnh cho con người.
Lợn nhiễm cầu khuẩn Streptococcus suis (kể cả lợn đã phát bệnh hay lợn mang trùng nhưng chưa có biểu hiện bệnh) trong máu, lòng, ruột và các nội tạng khác đều chứa một lượng vi khuẩn lớn có thể lây bệnh sang cho con người, đặc biệt nguy hiểm với sức khỏe của phụ nữ mang thai và thai nhi.
Một số lưu ý khi ăn lòng lợn
Dù bạn không thuộc nhóm những người phải hạn chế ăn lòng lợn và các loại nội tạng động vật thì cũng cần chú ý một số điều khi ăn loại thực phẩm này.
Theo các chuyên gia, người trưởng thành chỉ nên ăn lòng lợn từ 2-3 lần/tuần, mỗi lần ăn 50-70 gram. Trẻ nhỏ chỉ ăn lòng 30-50 gram mỗi lần và ăn không quá 2 lần/tuần.
Lòng lợn cần được làm sạch sẽ, nấu chín kỹ để tránh gây hại cho sức khỏe.
Nên hạn chế ăn nội tạng động vật không rõ nguồn gốc, chưa chế biến kỹ. Ngay cả khi đã nấu chín và không sử dụng hết, phần thực phẩm còn thừa cần được bỏ đi. Nội tạng động vật để qua đêm rất dễ nhiễm khuẩn trở lại và gây ngộ độc cho người sử dụng.
Xem thêm
6 thực phẩm là ‘vua’ dưỡng thận: Chăm bổ sung giúp thận khỏe, sống thọ hơn
4 thực phẩm làm đường huyết tăng vọt mà nhiều người không biết
Buổi sáng đừng chỉ ăn mỳ tôm mãi: 5 loại thực phẩm tốt ngang nhân sâm, tổ yến nhiều người thường bỏ qua
Cụ ông trăm tuổi nhưng gan khỏe mạnh như thanh niên nhờ ăn đúng 1 loại thực phẩm
Nguồn: https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/long-lon-la-mon-ngon-nhung-co-4-nhom-nguoi-tuyet-doi-khong-du..
Tin Sao
-
Giữa cơn sốt 'Bắc Bling', ảnh hiếm của NS Xuân Hinh và tỷ phú Phạm Nhật Vượng thời trẻ bất ngờ hot trở lại
-
BTV Trung Nghĩa cưới vợ lần 2, gửi thiệp mời tới vợ cũ MC Hoàng Linh với cách xưng hô bất ngờ
-
Hoa hậu Đỗ Thị Hà hiếm hoi nhắc đến chuyện chồng và thiệp cưới?
-
Hoa hậu có gương mặt phúc hậu nhất Việt Nam, sau 21 năm đăng quang cuộc sống giờ thế nào?
Clip đang được xem nhiều nhất: Sau thông báo ly hôn chồng doanh nhân, Vũ Thu Phương hiện ra sao?