Lũ lụt và hạn hán toàn cầu đang trở nên tồi tệ hơn bởi hiện tượng ấm lên toàn cầu

14/03/2023 22:23

Theo một nghiên cứu được công bố vào ngày 13/3 trên tạp chí Nature Water, cường độ hạn hán và lượng mưa đã tăng mạnh trong 20 năm qua.

Hãng AP dẫn tin, hiện tượng thời tiết khắc nghiệt đã gây ra tình trạng mất mùa, thiệt hại cơ sở hạ tầng, thậm chí là khủng hoảng nhân đạo và xung đột trên thế giới.

Lũ lụt và hạn hán toàn cầu đang trở nên tồi tệ hơn bởi hiện tượng ấm lên toàn cầu - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: AP

Dữ liệu từ vệ tinh GRACE đã mô phỏng bức tranh toàn cầu liên quan đến nguồn nước, trong đó có thể đo lường những thay đổi trong kho chứa nước trên Trái đất. Lượng nước có trên và trong đất, bao gồm cả mạch nước ngầm, nước bề mặt, ở băng và tuyết.

Ông Park Williams, nhà khí hậu học tại Đại học California, thành phố Los Angeles, người không tham gia nghiên cứu cho biết giờ đây chúng ta có thể theo dõi nhịp đập của nước lục địa từ ngoài vũ trụ.

"Tôi hiểu rằng khi thế hệ tương lai nhìn lại và cố gắng xác định thời điểm loài người thực sự bắt đầu nắm biết về toàn bộ hành tinh trong những nghiên cứu mới nổi bật", ông nói.

Các nhà nghiên cứu cũng khẳng định dữ liệu xác nhận rằng tần suất và cường độ mưa cũng như hạn hán đang gia tăng mạnh do tình trạng đốt nhiên liệu hóa thạch và các hoạt động khác của con người thải ra khí nhà kính.

Ông Matthew Rodell, tác giả nghiên cứu và là Phó giám đốc khoa học Trái đất về thủy quyển, sinh quyển và địa vật lý tại Trung tâm Chuyến bay Vũ trụ Goddard của NASA bày tỏ ngạc nhiên khi thấy cường độ toàn cầu tương quan tốt với nhiệt độ trung bình toàn cầu. Mối quan hệ chặt chẽ giữa hiện tượng khí hậu cực đoan và nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên đồng nghĩa với việc Trái đất tiếp tục nóng lên, gây ra hạn hán và mưa bão nhiều hơn, tồi tệ hơn, lâu hơn và lớn hơn. Các nhà nghiên cứu đã xem xét 1.056 sự kiện khí hậu từ năm 2002 đến 2021 bằng cách sử dụng một thuật toán mới xác định nơi đất đai ẩm ướt hơn hoặc khô hơn nhiều so với bình thường.

Điều đó cho thấy những trận mưa cực đoan nhất vẫn tiếp tục xảy ra ở châu Phi cận Sahara, ít nhất là đến hết tháng 12/2021. Lượng mưa cực đoan cũng diễn ra ở miền trung và miền đông Bắc Mỹ từ năm 2018-2021 và ở Australia trong năm 2011-2012.

Trận hạn hán nghiêm trọng nhất là đợt hạn hán kỷ lục ở đông bắc Nam Mỹ từ năm 2015-2016; hạn hán ở vùng Cerrado của Brazil bắt đầu vào năm 2019 và vẫn tiếp tục; và hạn hán đang diễn ra ở Tây Nam Mỹ đã gây ra mực nước thấp nguy hiểm ở hai trong số những khu vực lớn nhất của Mỹ là hồ ồ Mead và Hồ Powell. Mực nước ở hai hồ vẫn giữ mức thấp mặc dù có mưa lớn trong năm nay.

Thời tiết ngày càng khắc nghiệt hơn

Hiện tượng hạn hán ước tính xảy ra thường xuyên hơn so với mưa lớn. Phạm vi địa lý và thời gian tồn tại là tương tự nhau. Bầu không khí ấm hơn làm tăng tốc độ bay hơi nước trong thời kỳ khô hạn và cũng chứa nhiều hơi nước hơn, gây ra các trận mưa lớn. Nghiên cứu lưu ý rằng những cơ sở hạ tầng như sân bay và nhà máy xử lý nước thải được thiết kế để chống chọi với hiện tượng thời tiết khắc nghiệt đang trở nên khó khăn hơn bởi xảy ra thường xuyên và cường độ cao.

"Hướng tới tương lai, về mặt quản lý tài nguyên nước và kiểm soát lũ lụt, chúng tôi dự đoán rằng các vùng cực ẩm sẽ ẩm ướt hơn và các vùng cực khô sẽ trở nên khô hạn hơn", bà Richard Seager, một nhà khoa học khí hậu tại Lamont Doherty Earth Observatory thuộc Đại học Columbia, người không tham gia vào nghiên cứu cho biết.

Bà Seager nhấn mạnh các điều kiện khô hạn và ẩm ướt trong tương lai có thể được kiểm soát giống như trong quá khứ bởi vì sẽ được khuếch đại ở cả hai đầu của quang phổ khô – ướt. Theo Hệ thống thông tin Hạn hán Tích hợp quốc gia Mỹ, 20% thiệt hại kinh tế hàng năm do các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt ở nước này là lũ lụt và hạn hán. Sự thay đổi mạnh mẽ giữa hạn hán khắc nghiệt và lũ lụt chưa từng có, được gọi là "thời tiết bất ngờ", đang trở nên phổ biến ở một số vùng. Căng thẳng về nước dự kiến sẽ ảnh hưởng đáng kể đến các cộng đồng nghèo cũng như các hệ sinh thái đã bị khai thác và thiếu vốn.

Chẳng hạn như, Liên hợp quốc cho biết Somalia đang trải qua đợt hạn hán kéo dài và nghiêm trọng nhất, sự kiện đã gây ra cái chết của hàng triệu gia súc và nạn đói lan rộng. Venezuela - quốc gia phải đối mặt với nhiều năm khủng hoảng chính trị và kinh tế - đã phải cắt điện trên toàn quốc vào tháng 4/2016 do tình trạng hạn hán ảnh hưởng đến mực nước của đập Guri.

Nghiên cứu cũng đưa ra các giải pháp, sử dụng nước lũ để bổ sung các tầng hầm ngâm nước đã cạn kiệt và cải thiện sức khỏe đất nông nghiệp, giúp hấp thụ nước tốt hơn và lưu trữ nhiều carbon hơn so với một số phương pháp có thể cải thiện khả năng phục hồi của nước trong một thế giới đang nóng lên.

Toquoc.vn

Nguồn: https://toquoc.vn/lu-lut-va-han-han-toan-cau-dang-tro-nen-toi-te-hon-boi-hien-tuong-am-len-toan-cau-.. Nguồn: https://toquoc.vn/lu-lut-va-han-han-toan-cau-dang-tro-nen-toi-te-hon-boi-hien-tuong-am-len-toan-cau-20230314172154754.htm

Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai