Những loại quả ở Việt Nam 'rẻ như cho' nhưng bán ra nước ngoài gần nửa triệu đồng/kg
Trong mắt nhiều người nước ngoài, vải, nhãn và chôm chôm là những loại quả "nhìn na ná nhau" nhưng đều được ưa chuộng và tiêu thụ ở nhiều thị trường trên thế giới.
Người nước ngoài khó phân biệt nhãn, chôm chôm, vải
Vải thiều, chôm chôm và nhãn đều là những loại quả ngon, dễ ăn đối với người dân trên thế giới. Dù rất được yêu thích, nhưng đối với người phương Tây, việc phân biệt giữa ba loại quả này có thể là một thách thức lớn và chỉ những người "sành ăn" mới có thể thực hiện điều này.
Theo trang Mashed (chuyên trang về ẩm thực Mỹ), cả ba loại trái cây này hầu như đều được bán đóng hộp hoặc đóng lọ - thường ở dạng siro - ở những nơi không bán quả tươi.
Theo trang này, nhãn có hương vị tinh tế nhất, với vị ngọt đậm hơn nhưng ít thơm hơn chôm chôm hoặc vải. Mặc dù tất cả chúng đều có thịt quả màu trắng, thu hoạch từ trên cây và có một hạt lớn, sẫm màu ở giữa, 3 loại quả có những đặc điểm riêng. Chôm chôm được mô tả là có vị bùi hơn những loại khác và quả lớn hơn một chút. Vải thiều mềm và chua hơn, còn nhãn thì ít thịt quả và giòn hơn.
Ảnh minh họa: Mashed
Cả ba đều là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời, theo Healthline. Hương vị của chúng có thể tương tự khi kết hợp với rượu hoặc được thưởng thức trong món tráng miệng. Tất cả 3 loại đều phù hợp để sử dụng cho salad trái cây, nước sốt mặn, siro, cocktail, sữa trứng, thạch, sinh tố, và nhiều món ăn khác. Một số nơi thậm chí còn đông lạnh trái cây đã gọt vỏ và ăn như một món ăn giải nhiệt.
Để phân biệt 3 loại quả này, một bài đăng trên Huffpost đã đưa ra "hướng dẫn" như sau:
Giống nhau
Cả 3 đều có thịt màu trắng.
Cả 3 đều có một hạt to ở giữa.
Cả 3 đều mọc trên cây
Cả 3 đều có thể ăn từ các loại đồ hộp hoặc ăn trực tiếp sau khi hái từ cây
Sự khác biệt
Chôm chôm là một loại trái cây trông ngon lành và có kích thước ngang một quả bóng gôn. Lớp vỏ bên ngoài của nó có màu đỏ với những râu gai màu vàng nhạt mềm. Thịt quả màu trắng với một hạt lớn ở giữa. Chôm chôm có hương vị ngọt ngào và tươi mới.
Quả vải nhỏ hơn quả chôm chôm một chút. Loại quả này cũng có lớp vỏ bên ngoài màu đỏ nhưng sần sùi. Thịt quả vải rất giống quả chôm chôm về kết cấu nhưng hương vị không đậm đà hoặc béo ngậy mà là sự cân bằng giữa chua dịu và ngọt thanh. Đặc điểm này khiến người thích ăn vải có thể "ăn cả chùm" mà vẫn thòm thèm.
Quả nhãn có vỏ ngoài nhẵn màu nâu nhạt. Loại quả này còn được gọi là long nhãn, hay "mắt rồng". Quả nhãn có tên như vậy bởi tỉ lệ giữa hạt và thịt bọc bên ngoài khiến nó trông giống như mắt của động vật.
Loại quả này có vị khác biệt hơn so với hai loại kể trên. Nhãn có lịch sử lâu đời trong y học cổ truyền Trung Quốc - theo Tạp chí Chalkboard. Chúng được cho là có công dụng chống lão hóa và tăng cường sức khỏe tình dục. Nhãn cũng được cho là có khả năng cải thiện chức năng của mắt, giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe làn da. Trái cây cũng chứa vi lượng như sắt, magiê, phốt pho, kali, và đôi khi còn được mệnh danh là "siêu trái cây".
Thế mạnh lớn của Việt Nam
Vải, nhãn và chôm chôm đều là những loại hoa quả nhiệt đới mà Việt Nam có thế mạnh. Theo Bộ Công thương, tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã chính thức được cấp phép xuất khẩu 6 loại quả tươi sang Mỹ gồm xoài, chôm chôm, nhãn, vải, thanh long và vú sữa. Các loại quả khác có thể được xuất khẩu ở dạng đông lạnh hoặc sản phẩm chế biến (đóng hộp, sấy khô).
Ba loại quả này cũng được xuất mạnh sang Trung Quốc. Tại thị trường tỉ dân, hiện nay đã có 9 loại quả tươi của Việt Nam được phép xuất khẩu chính ngạch vào nước này, gồm thanh long, xoài, dưa hấu, vải, nhãn, chôm chôm, măng cụt, chuối và mít.
Năm 2018, chôm chôm Việt Nam xuất khẩu đã đạt hơn 20.000 tấn sang các thị trường như Mỹ, Trung Quốc, Canada và một số nước tại khu vực EU, Đông Âu, Trung Đông, ASEAN.
Chôm chôm được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Nam với diện tích hơn 50.000ha, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 300.000 tấn. Thời gian qua, chôm chôm của Việt Nam đã xuất khẩu qua các thị trường: Mỹ, Canada, Liên minh châu Âu, một số quốc gia ở châu Phi, Trung Quốc và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Chôm chôm Việt Nam được tuyển chọn để xuất khẩu.
Trong khi đó, nhãn lồng Hưng Yên đã được xuất khẩu đi Singapore. Hàng xuất khẩu phải trải qua khâu tuyển chọn kĩ lưỡng theo đúng tiêu chuẩn, yêu cầu của trái cây cao cấp, chọn lọc trái kĩ từ khâu thu hoạch, phân loại, đóng gói đến vận chuyển để bảo đảm chất lượng từng trái nhãn.
Tại các điểm bán sẽ lọc lại từng trái và xếp vào hộp với quy cách đóng gói là 1kg/hộp. Ngoài ra, trên hộp còn có mã QR để khách hàng có thể tìm hiểu thêm về câu chuyện, thông tin xuất xứ, cách trồng của loại trái cây đặc sản này. Giá bán tại thị trường Singapore là 13 GSD/kg, tương đương 221.000 đồng/kg, đắt gấp đôi giá hàng cao cấp bán tại Việt Nam.
Nhãn lồng Hưng Yên trên đường "xuất ngoại", được bán với giá hơn 200 nghìn đồng/kg.
Vải thiều Bắc Giang cũng có những thành công lớn. Trong bối cảnh dịch COVID-19 rất phức tạp nhưng vụ vải thiều năm 2021 của tỉnh đã "thành công trong gian khó".
Theo đó, tổng sản lượng tiêu thụ vải thiều toàn tỉnh đạt trên 215.000 tấn, tăng trên 50.000 tấn so với vụ năm 2020. Tổng doanh thu từ vải thiều và các dịch vụ phụ trợ của tỉnh Bắc Giang đạt trên 6.800 tỷ đồng.
Vải thiều Bắc Giang có giá bán bình quân cả vụ ước đạt 19.800 đồng/kg; tiêu thụ tại thị trường nội địa đạt trên 126.000 tấn (chiếm khoảng 58,6%) và xuất khẩu trên 89.000 tấn (chiếm 41,4% tổng sản lượng tiêu thụ). Vải thiều Bắc Giang được xuất khẩu chủ yếu sang thị trường truyền thống Trung Quốc và các quốc gia, khu vực: EU, Mỹ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Đông Nam Á, khu vực Trung Đông…
Bộ Công thương cho biết giá xuất khẩu ổn định ở mức cao, dao động từ 30.000 - 55.000 đồng/kg; riêng ở các nước Nhật Bản, Pháp, Đức, Hà Lan… giá bán ở mức rất cao, từ 350.000 - 450.000 đồng/kg.
Các sản phẩm vải thiều đều có tem truy xuất nguồn gốc, đảm bảo chất lượng. Ảnh: Bộ Công thương
Với sản phẩm vải thiều, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số cho biết cùng với việc thúc đẩy tiêu thụ trong nước, đơn vị đã đẩy mạnh đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài thông qua gian hàng quốc tế.
Người tiêu dùng quốc tế chỉ cần ngồi nhà, trực tiếp đặt hàng, thanh toán qua hệ thống thanh toán quốc tế kết nối với sàn thương mại điện tử. Sau đó, đơn hàng được gom và vận chuyển bằng đường hàng không, giao tới tận nhà người tiêu dùng châu Âu trong một phạm vi nhất định, với thời gian giao hàng 4-5 ngày.
Xem thêm
Loại 'trái cây vua', hàng VIP, luôn đắt đỏ xuống giá rẻ hơn đồ Trung Quốc
Thứ rau mọc hoang tại VN thành món siêu đắt đỏ ở nước ngoài: 50.000 đồng được 6 cọng rau muống?
Top 5 món ăn đắt đỏ nhất thế giới dành riêng cho giới siêu giàu
Trước đây chỉ là quả dại ven đường, giờ thành dược liệu quý giá đắt đỏ
Nguồn: https://doanhnghieptiepthi.vn/nhung-loai-qua-o-viet-nam-re-nhu-cho-nhung-ban-ra-nuoc-ngoai-gan-nua-t..
Tin Sao
-
Dàn thí sinh Miss Earth 2023 đến Việt Nam, nhan sắc qua camera thường thế nào?
-
Mỹ nhân Hồng Kông khi còn trẻ: Vương Tổ Hiền được 82 điểm, Lý Gia Hân được 95 điểm, nhưng người cuối chấm 200 điểm vẫn là chưa đủ
-
Hành trình 20 năm trưởng thành của Pax Thiên: Từ đứa trẻ xấu số trở thành cậu ấm nhà minh tinh Hollywood hét ra lửa
-
'Cát Tường' Quan Vịnh Hà: Lấy chồng nghèo không cùng đẳng cấp, cuộc sống hiện tại chẳng ai thể ngờ
Clip đang được xem nhiều nhất: Kỳ thi THPT chủ yếu xét tốt nghiệp, tuyển sinh đại học sẽ như thế nào?