Nơi này được coi như quận, huyện thứ 31 của Hà Nội, được dự đoán là hạt nhân thành phố phía Tây Thủ đô
Trong tương lai, cơ sở hạ tầng của khu vực này sẽ được hoàn thiện, hứa hẹn sẽ thu hút nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước.
Trong Hội nghị đối thoại, tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy hoạt động công nghệ cao tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, cần nhìn nhận, tiếp cận Khu Công nghệ cao Hòa Lạc như "một quận công nghệ xanh" của thành phố, chỉ khi tiếp cận ở góc độ như vậy, những vấn đề về giải phóng mặt bằng, đầu tư cơ sở vật chất… mới được xử lý.
"Đây là một quận – được coi như đơn vị hành chính thứ 31. Vì thế, bộ máy quản lý phải xứng tầm, trọn vẹn, có đầy đủ chức năng quản lý chứ không phải là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND thành phố", Chủ tịch UBND TP. Hà Nội phát biểu.
Khu công nghệ cao Hòa Lạc được coi như đơn vị hành chính thứ 31 của Hà Nội.
Cũng theo Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, Khu công nghệ cao Hòa Lạc sẽ được trao quyền tự chủ cao hơn trong quản lý nhà nước, từ đó có thể chủ động trong việc thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội.
Tại hội nghị, một số doanh nghiệp nêu tình trạng thiếu điện, chất lượng viễn thông kém, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh... Về việc này, ông Thanh đề nghị điện lực có giải pháp ưu tiên đảm bảo điện cho doanh nghiệp sản xuất. Bên cạnh đó, Sở Thông tin và Truyền thông được giao phối hợp với các nhà mạng để nâng cấp chất lượng đường truyền sóng điện thoại, đảm bảo băng thông rộng và tốc độ truy cập cao, đáp ứng nhu cầu của khu vực công nghệ cao.
Trao đổi thêm với doanh nghiệp, Giám đốc Sở Xây dựng Võ Nguyên Phong cho biết quy hoạch Khu công nghệ cao Hòa Lạc dự kiến dành 75ha (chiếm 4,76% tổng diện tích khu) xây dựng nhà ở lưu trú cho chuyên gia, người lao động.
Trường hợp chưa đáp ứng được nhu cầu nhà ở, thành phố đã chỉ đạo lập quy hoạch phân khu đô thị Hòa Lạc, tiếp tục dành quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội.
Trung tâm đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC).
Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã đưa ra định hướng phát triển khu vực thành phố phía Tây sẽ là thành phố khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Tại thành phố phía Tây, đô thị Hòa Lạc là trung tâm đầu não về khoa học, kỹ thuật công nghệ cao, trung tâm đào tạo, giáo dục chất lượng cao; nơi tập trung trung tâm nghiên cứu, trường đại học, trung tâm thí nghiệm công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, với chính sách ưu tiên để thu hút nhân lực chất lượng cao, cùng doanh nghiệp đến làm việc, sinh sống.
Khu Công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội) được quy hoạch diện tích 1.586ha, thuộc địa bàn 2 huyện Thạch Thất và Quốc Oai với 8 khu chức năng và các khu vực phụ trợ (hồ Tân Xã, vùng đệm và cây xanh). Hiện TP. Hà Nội là đơn vị quản lý khu công nghệ này.
Đến nay, Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã thu hút được 109 dự án đầu tư (bao gồm 95 dự án trong nước và 14 dự án đầu tư nước ngoài) với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 115.500 tỷ đồng, tỷ lệ dự án đăng ký đầu tư tại Khu đạt khoảng gần 40%. Trong số đó, nhiều dự án đã đi vào hoạt động, đang góp phần tạo việc làm cho khoảng 14.500 người lao động có tay nghề, doanh thu năm 2023 đạt khoảng 30.000 tỷ đồng.
Tin Sao
- NSƯT Chí Trung nói về chuyện ly hôn vợ đầu: 'Tôi sốc toàn tập'
- Hồng Đào tiết lộ cuộc sống hậu ly hôn Quang Minh: 'Tôi thấy mình rất may mắn'
- Đám cưới Hoa hậu Khánh Vân: Không gian cực lãng mạn, cô dâu - chú rể sánh vai tình tứ
- Bí mật về cơ thể của Lý Á Bằng đã được tiết lộ! Đó là lý do Vương Phi quyết ly hôn với anh?
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”