Hai chị em Trần Thị Bích Thuận và Trần Thị Bích Vân đã móc nối, tổ chức môi giới đẻ thuê với giá từ 800 triệu đồng/ lần mang thai đơn và 1,5 tỷ đồng/ lần mang thai đôi.
Hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại không những vi phạm nghiêm trọng đạo đức xã hội mà còn là hành vi vi phạm pháp luật. Hiện tượng này có thể gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực cho xã hội, dẫn đến việc mua bán người, lạm dụng tình dục, bóc lột sức lao động.
Bộ Y tế cho biết, thời gian qua, tình hình mang thai hộ vì mục đích thương mại, đẻ thuê, lựa chọn giới tính thai nhi có xu hướng diễn biến phức tạp.
Tại Ukraine, bình quân mỗi bà mẹ đẻ thuê sẽ nhận được 20.000 USD, cao gấp 8 lần mức thu nhập trung bình cả năm tại đây.
Công an đang tạm giữ Hoàng Tuệ Tâm để điều tra đường dây mang thai hộ với giá hàng trăm triệu đồng, nếu mang thai đôi thì có giá lên đến 750 triệu đồng/lần. Người mang thai hộ chủ yếu là sinh viên, từ 18-25 tuổi ở nhiều tỉnh, TP khác nhau.
Việc không thể di chuyển vì Covid-19 khiến cho các ông bố, bà mẹ, gia đình và những phụ nữ đẻ thuê không thể gặp mặt, dẫn tới những tổn thương không thể bù đắp.
Thời gian vừa qua, các đơn vị nghiệp vụ thuộc Công an thành phố Hà Nội đã liên tiếp triệt phá, bóc gỡ hàng loạt các ổ nhóm chuyên môi giới “đẻ thuê”, thu lợi bất chính hàng trăm triệu đồng. Đây được coi là một loại tội phạm hoạt động vô cùng kín kẽ, tinh vi…
Phạm Thị Kim Dung cầm đầu tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, vừa bị Công an quận Đống Đa, Hà Nội phát hiện, bắt giữ. Từ năm 2018 đến nay, đối tượng đã móc nối, tổ chức nhận "đẻ thuê" cho 6 trường hợp với giá gần nửa tỷ đồng trên một "phi vụ"...
Tối 22/7, Công an TP Hà Nội cho biết, vừa phá đường dây đẻ thuê xuyên quốc gia do một đối tượng người Trung Quốc cầm đầu.
Ngoài tuyển người sang Trung Quốc mang thai hộ (MTH), nhiều “cò mồi” còn tuyển người MTH sang Campuchia cấy phôi, trở về dưỡng thai ở Việt Nam. Những “lò” nuôi bà bầu vẫn hoạt động nhộn nhịp ở Hà Nội.