Bảo vệ trẻ nuốt phải dị vật
Nhiều trẻ có thói quen ngậm đồ chơi, nhặt các đồ vật lạ, thức ăn rơi vãi cho vào miệng rất dễ khiến các vật ấy lọt sâu vào đường thở hay đường tiêu hoá.
Không ít trường hợp dị vật đường thở của trẻ dễ nhầm là viêm phổi, hen suyễn. Khi nuốt phải dị vật sẽ dẫn đến những biến chứng nặng nề như tràn khí màng phổi, xẹp phổi,viêm phổi cấp. Có những trường hợp để lại di chứng dai dẳng cho trẻ. Ngoài các dị vật dạng hạt ra, trẻ còn nuốt phải những vật khác như đinh, cục pin nhỏ,cúc áo, nhẫn đeo tay thậm chí cả kim băng loại nhỏ, cài nhãn mác quần áo khi mua ở hiệu về rất dễ bị trẻ ngậm và vô tình nuốt vào bụng hay khi ngậm trong miệng rồi sặc vào đường thở đi sâu phế phế khí quản gây tổn thương phổi. Trường hợp lạc vào hô hấp sẽ huy hiểm hơn so với đường tiêu hoá.
Bác sỹ Cường khuyến cáo, không nên cho trẻ chơi đồ chơi quá nhỏ,
góc cạnh, có nhiều bộ phận dễ tách rời, chơi mà không có sự giám sát
của người lớn. Không để đồ chơi, vật dụng quá nhỏ, có thể nguy hiểm
trong tầm tay của trẻ, gần nơi ăn, nơi ngủ...
Theo bác sỹ Cường, trước đây có trường hợp một bệnh nhận 4 tuổi đến bệnh viện trong tình trạng khò khè, khó thở được chuyển từ các bệnh viện tuyến dưới lên, bệnh nhân đã được chụp phổi và bụng nhưng không thấy điều gì lạ các bệnh viện tuyến dưới không biết được nguyên nhân gây ra bệnh, nhưng khi chụp cao hơn đỉnh phổi (vùng cổ) lại thấy được dị vật là chiếc nhẫn đeo tay của 1 người trong gia đình tháo ra và vô tình tới tay đứa trẻ... Rất nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nếu không phát hiện sớm các dị vật nằm ở vị trí ngã ba giữa đường tiêu hoá và hô hấp.
Có trường hợp trẻ 12 tuổi ngậm lưỡi dao lam trên miệng mải mê ngồi khắc gỗ vô tình còn nuốt lưỡi dao ấy vào bụng, rất vất vả cho các thầy thuốc phải theo dõi liên tục vì sợ bị thủng ruột...
Khi vô tình đã nuốt phải dị vật thì cứ vài giờ giờ đồng hồ lại phải chụp phim x quang 1 lần xem dị vật đó đã trôi đến đâu, có bị mắc lại ở môn vị hay các nơi ruột chít hẹp hơn bình thường. Chỉ đến khi dị vật qua hậu môn mới hết theo dõi.
Khi dị vật rơi vào phổi thì những biến chứng rất khó lường có thể xảy ra và không ngoại trừ trường hợp tử vong. Những trường hợp dị vật rơi vào phổi, dù ngày nay kỹ thuật mổ nội soi khá hiện đại và nhưng việc gắp dị vật ở một vị trí khó trong phổi ra rất có thể để lại di chứng như làm xây xước, dễ gây viêm nhiễm phổi mỗi khi có tác động của không khí hay thời tiết. Những trẻ từng phẫu thuật gắp dị vật ra khỏi vùng phổi cần phải chú ý bảo vệ đường hô hấp hơn những đứa trẻ bình thường.
Ngoài việc bảo vệ trẻ khỏi những hiểm họa do nuốt phải dị vật, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa khi có biểu hiện ho khò khè lâu ngày, khó thở.
Tin Sao
- Tiểu thư nhà Tom Cruise 'dính như sam' với bạn trai mới tại trường Đại học?
- Sau màn bóc phốt bạo hành, mối quan hệ giữa Vũ Thu Phương và con gái của chồng cũ thế nào?
- Nóng: Thiên An tố một nam ca sĩ và gia đình anh ép phá thai 2 lần, tự nhận bản thân tàn nhẫn
- Vợ và 'tình tin đồn' một thời đụng mặt tại sự kiện, Trấn Thành ứng xử ra sao?
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai