'Đột phá' chào 2020 dành cho người lười: 5 bí kíp đọc 100 cuốn sách 'dễ như ăn cơm' trong vòng 1 năm
Đọc sách là một thói quen rất tốt nhưng không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để duy trì thói quen này lâu dài.
Đọc sách là một thói quen khó duy trì nhưng đó lại là môt thói quen tốt giúp bạn cải thiện chất lượng cuộc sống. Để là một-người-đọc-sách-thành-công, bạn nên tăng cường chất lượng sách cũng như số lượng sách bạn đọc mỗi năm.
Năm 21 tuổi, tôi mới bắt đầu theo đuổi việc đọc sách hằng ngày. Tôi đọc khá chậm và cũng không cảm nhận được nhiều từ những cuốn sách mình đọc. Tôi thường kết thúc một cuốn sách trong vòng 1 hoặc 2 tháng và sau đó chẳng nhớ mình đã học được những gì. Vì thế, tôi đã thất vọng khá nhiều về việc đọc "kém chất lượng" của mình.
Vì thế, có một lần đang phải vật lộn với một chương sách, tôi đã phát chán với cách đọc bấy lâu của bản thân. Tôi trở nên tức giận và quyết định phải tìm ra bằng được cách để mình có thể đọc được nhiều sách hơn trong thời gian ngắn hơn.
Kết quả là: trong một vài năm trở lại đây, số lượng sách tôi đọc đã thực sự tăng lên. Một tháng, tôi có thể đọc được hơn 5 cuốn thay vì 1 hay 2 cuốn như ngày trước. Con số đó dần dần tăng lên đến 6, đến 8 cuốn mỗi tháng và bây giờ tôi đọc được hơn 10 cuốn, cứ sau 3 ngày là tôi hoàn thành 1 cuốn. Nhìn lại, tôi thấy mình đọc được khoảng 100 cuốn sách mỗi năm là nhờ có 5 bí kíp sau:
1. Học cách đọc "tăng tốc"
Bạn có thể đọc một cuốn sách hướng dẫn về cách đọc chất lượng. Một trong những cuốn sách yêu thích mà tôi có thể gợi ý cho bạn là cuốn "Breakthrough rapid reading" của Peter Kump.
Tôi dùng tay để định hướng cho mắt khi đọc sách để tránh mình đọc thầm quá to trong đầu. Phương pháp này cho phép tôi đọc nhanh hơn bằng cách đọc lướt và đọc ý chính. Hiện tại, thay vì đọc 200 từ/phút, tôi có thể đọc hơn 1000 từ.
2. Đừng đọc từ đầu đến cuối
Trung bình mỗi cuốn sách sẽ có 1 đến 2 ý chính, những cuốn sách tốt thì có từ 2 đến 3 ý chính, những cuốn sách tuyệt vời sẽ có 3 đến 4 ý tưởng chính. Nhưng với kinh nghiệm của tôi, hầu hết mọi cuốn sách đều trên mức trung bình.
Một tác giả trung bình chỉ có thể viết được tầm 20 trang nhưng vì cuốn sách đó sẽ chẳng thu hút nổi độc giả nên họ cố gắng "làm dày" thêm thành 200 trang. Còn tác giả hay sẽ chẳng thêm bớt quá nhiều vào sách của họ nhưng liệu có bao nhiêu cuốn như vậy trên đời khiến bạn ngấu nghiến đọc không bỏ sót chữ nào từ đầu đến cuối và đọc lại? Còn những cuốn sách trung bình, chắc hẳn ít người bỏ nhiều thời gian vào nó.
Vì thế, bạn có thể đọc lướt cuốn sách trong vòng 5 phút để lấy được ý chính bằng cách đọc mục lục để hiểu các ý tưởng phân tán trong suốt cuốn sách; sau đó, hãy tạo các ký hiệu đánh dấu trên trang bạn muốn xem lại.
Lần đọc thứ hai, bạn hãy đọc sâu hơn trong thời gian 30 phút. Lần đọc này, bạn sẽ chú trọng vào phần hay nhất của cuốn sách để bạn dễ dàng lĩnh hội thông tin và hiểu cặn kẽ về chúng.
Lần đọc cuối cùng, nếu cuốn sách thực sự xứng đáng để đọc thêm lần nữa, hãy dành hẳn 1-2 tiếng để đọc lại lần thứ 3.
Bạn thấy đấy, bản thân bạn đã có thể đọc một cuốn sách chỉ trong vòng chưa đầy 3 tiếng!
Điểm mấu chốt tôi muốn nhấn mạnh là việc lấy được thông tin hay nhất từ 10 cuốn sách vẫn tốt hơn là từ một cuốn sách. Trong 1 năm, những người khác chỉ có thể hoàn tất 12 cuốn, còn bạn có thể đọc đến 120 cuốn sách, đó thực sự là một điều kì diệu phải không?
3. Giới hạn thời gian đọc
Đây là cách giúp bạn có thể đọc sách tập trung hơn, nếu không có áp lực thì sẽ không có thành công. Hãy tự mình "cài đặt" 4 giờ đồng hồ cho một cuốn sách dày 200 – 300 trang. Nếu bạn buông lỏng bản thân dành 1 tháng cho 1 cuốn sách có độ dày tương tự thì sự vô kỉ luật sẽ nhấn chìm kế hoạch đọc tập trung của bạn.
Bạn cần xác định mục tiêu mình muốn nhận gì từ mỗi cuốn sách mình đọc. Có một sự thật: quá nhiều người đã lãng phí thời gian nghiên cứu khi họ đọc. Thời gian bạn nghiên cứu thêm thông tin khi đọc sách sẽ khiến sự tập trung của bạn bị xao nhãng và bạn sẽ cần nhiều thời gian để hoàn thành cuốn sách hơn. Thay vào đó, hãy điểu khiến cuốn sách; đừng để cuốn sách điều khiển bạn. Nếu có phần nào trong cuốn sách bạn không hiểu, hãy ghi chú lại và quay lại đọc sau.
4. Khởi đầu bằng những cuốn sách dễ đọc
Một cuốn sách "nặng" về học thuật dày 1000 trang chắc chắn làm bạn nản lòng và muốn từ bỏ ngay từ những trang đầu. Vì thế, hãy bắt đầu bằng một cuốn sách chỉ dày khoảng 100-150 trang với mục tiêu đọc trong 1 tuần, dần dần tự nâng cấp bản thân mình lên bằng cách tăng số trang sách và giới hạn thời gian.
5. Chỉ đọc những cuốn hay nhất
Trước khi bạn bắt đầu một cuốn sách, hãy quyết định xem nó có đáng để đọc không. Bạn có thể chọn cuốn sách có vẻ là giải pháp cho một trong những vấn đề đang hiện hữu của bạn. Trong vòng 10 phút đầu tiên, bạn sẽ có thể quyết định xem cuốn sách có giúp bạn giải quyết vấn đề đó hay không.
Đặt thang điểm từ 1 đến 10 cho cuốn sách của bạn, càng nghiêng về 1 thì cuốn sách đó khá tệ còn càng nghiêng về 10 thì cuốn sách đó xứng đáng để bạn đọc. Hãy cam đoan là bạn sẽ luôn đọc những cuốn sách thu hút sự chú ý của bạn và hãy đặt sang một bên những cuốn sách khiến bạn cảm thấy chán nản.
Đọc sách sẽ dẫn bạn đến những trải nghiệm tuyệt vời. Tận dụng những câu chuyện, lời khuyên, ngôn ngữ từ cuốn sách mang đến, đólà cách rất tốt để nâng cao kiến thức và sự khôn ngoan của bạn.
Xem thêm
Nguồn: http://ttvn.vn/kinh-doanh/dot-pha-chao-2020-danh-cho-nguoi-luoi-5-bi-kip-doc-100-cuon-sach-de-nhu-an..
Tin Sao
- Hồng Loan làm điều chưa từng có trên kênh Youtube của ba, lộ thông tin mới liên quan phiên toà tranh chấp tài sản
- Thanh Trúc và Châu Khải Phong lại lộ hint sống chung một nhà, nữ diễn viên vẫn giữ thái độ này
- Trước ngày đón con thứ ba, vợ Đăng Khôi thả rông vòng một với bộ ảnh đẹp như phim
- Con gái 9 tuổi của 'Mỹ nhân đẹp nhất Philippines' gây sốt với giọng hát ngọt ngào như rót mật vào tai
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác