Khi mua sắm online hãy cảnh giác với những thủ đoạn lừa đảo sau đây
Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số cho biết, nhiều đối tượng lừa đảo người dân bằng những chiêu thức, thủ đoạn hết sức tinh vi.
Các đối tượng xấu đã triệt để sử dụng những sơ hở trong quá trình thanh toán số của ứng dụng mua sắm trực tuyến, sự bất cẩn của người dân để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Các thủ đoạn thừa đảo khi mua sắm trực tuyến
Lừa đảo qua dịch vụ “Ship Cod” để thu khoản chênh lệch giá
Kể xấu sẽ giả làm người mua thỏa thuận với người bán yêu cầu nâng giá ghi trên phiếu mua hàng của sản phẩm thông qua dịch vụ “ship Cod”. Phần lớn người bán sẽ cho rằng việc này không ảnh hưởng gì đến mình nên đồng ý và sử dụng dịch vụ “Ship Cod” để giao nhận hàng.
Nhưng sau đó, người bán giao hàng cho đơn vị vận chuyển và nhận tiền ứng hàng (số tiền này lớn hơn so với giá trị sản phẩm) và người bán chuyển khoản số tiền chênh lệch lại cho người mua theo như thỏa thuận.
Cho tới khi dịch vụ vận chuyển thông báo không tìm thấy người nhận ở địa chỉ nhận hàng hoặc không có ai mang tên như trên phiếu giao hàng thì người bán phải hoàn lại tiền ứng hàng vì không thể giao hàng. Vậy là người bán đã bị lừa mất số tiền chênh lệch giá.
Lừa đảo qua lệnh chuyển khoản giả
Kẻ xấu sẽ giả làm khách đặt mua hàng qua mạng đồng thời chụp màn hình điện thoại về thông tin chuyển khoản số tiền phải thanh toán cho bên bán thành công qua internet Banking.
Những người bán nhẹ dạ cả tin sẽ nhanh chóng cho rằng thông tin chuyển khoản số tiền là thật nên nhờ dịch vụ giao nhận chuyển hàng cho khác.
Sau khi shipper lấy hàng đi, người bán vẫn chưa nhận được tiền chuyển vào tài khoản nên gọi cho khách hàng thì sẽ được trấn an là do ngân hàng bị lỗi mạng nên tiền chưa tới. Lúc này, phía dịch vụ vận chuyển đã giao hàng xong, người bán sẽ không thể lấy lại được hàng.
Khuyến cáo của Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số
Tốt nhất là người tiêu dùng chỉ nên mua hàng tại những website đã đăng ký hoặc thông báo với Bộ Công thương. Các website phải cung cấp đầy đủ các thông tin gồm: Thông tin về chủ sở hữu website (Tên đơn vị bán hàng, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế,…), thông tin về điều kiện giao dịch chung, các chính sách như đổi trả hàng và hoàn tiền, chính sách giao nhận, vận chuyển, thanh toán, bảo mật thông tin cá nhân người tiêu dùng.
Còn nếu mua hàng qua các mạng xã hội, người tiêu dùng nên tìm hiểu kỹ các đánh giá của người mua trước, tìm hiểu kỹ thông tin về người bán, xem xét về vấn đề nguồn gốc rõ ràng, các đơn vị là các cửa hàng thuốc được cấp phép và các mặt hàng nằm trong danh mục được phép lưu hành.
Với những fanpage không có thông tin người bán và không có địa chỉ rõ ràng hoặc khi hỏi thông tin thì cố tình giấu địa chỉ bán hàng, chỉ nhận đặt hàng qua tin nhắn (inbox), chỉ bán hàng online chứ không có cửa hàng cụ thể thì người tiêu dùng tuyệt đối không nên mua.
Xem thêm
- Chuyên gia cảnh báo chiêu thức lừa đảo mới nhằm đánh cắp tài khoản Facebook
- Cảnh giác với thủ đoạn sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để lừa đảo khi mua sắm trực tuyến
- Những chiêu thức lừa đảo tinh vi hiện nay, mọi người cần hết sức cẩn trọng
- Nhỡ chuyển tiền cho lừa đảo phải thực hiện ngay thao tác này
Nguồn: https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/khi-mua-sam-online-hay-canh-giac-voi-nhung-thu-doan-lua-dao-s..
Tin Sao
- Hồng Loan làm điều chưa từng có trên kênh Youtube của ba, lộ thông tin mới liên quan phiên toà tranh chấp tài sản
- Thanh Trúc và Châu Khải Phong lại lộ hint sống chung một nhà, nữ diễn viên vẫn giữ thái độ này
- Trước ngày đón con thứ ba, vợ Đăng Khôi thả rông vòng một với bộ ảnh đẹp như phim
- Con gái 9 tuổi của 'Mỹ nhân đẹp nhất Philippines' gây sốt với giọng hát ngọt ngào như rót mật vào tai
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu