Ăn muối thế nào để không bị tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim?
Một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ mắc tăng huyết áp và tử vong do bệnh tim mạch có liên quan đến ăn nhiều muối.
Theo các chuyên gia của Viện dinh dưỡng Quốc gia, hiện một người Việt Nam sử dụng 18-22g muối/ ngày, cao gấp 3 lần so với khuyến cáo.
Thiếu muối, cơ thể bải hoải, mệt mỏi, sự cân bằng bị phá vỡ. Tuy nhiên, ăn mặn lại là nguyên nhân gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm.
Ăn mặn lại là nguyên nhân gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm.
Ông Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cảnh báo, ăn nhiều muối lại là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến mắc các bệnh không lây nhiễm như: Tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim... thậm chí còn làm tăng nguy cơ suy thận, loãng xương và ung thư tiêu hóa, ví dụ như ung thư dạ dày.
Ở nước ta hiện nay, cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người bị tăng huyết áp, cứ trong 3 trường hợp tử vong thì có 1 trường hợp do các bệnh tim mạch, chủ yếu là tử vong do tai biến mạch máu não. Một trong những nguyên nhân quan trọng làm gia tăng tỷ lệ mắc tăng huyết áp và các trường hợp tử vong do bệnh tim mạch có liên quan đến ăn nhiều muối.
70% lượng muối ăn vào hằng ngày của người Việt là từ muối, gia vị thêm vào trong khi nấu ăn, hoặc do chấm/trộn mắm, muối, gia vị trên bàn ăn. Tuy nhiên, nhiều người không biết mình đang trong tình trạng ăn quá nhiều muối. Đặc biệt, là khi được hỏi bản thân có ăn mặn hay không thì chỉ có khoảng 16% số người được hỏi cho rằng mình ăn mặn.
Theo Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, theo khuyến cáo của tổ chức WHO, mỗi người trưởng thành không nên ăn quá 5g muối/ngày để phòng chống bệnh tăng huyết áp, đột quỵ, bệnh tim mạch, ung thư và các bệnh không lây nhiễm khác.
Theo kết quả điều tra toàn quốc gần đây nhất, trung bình một người trưởng thành ở Việt Nam đang tiêu thụ 9,4g muối/ngày - mức cao gần gấp đôi so với khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Hầu hết những thực phẩm chế biến sẵn chưa có dán nhãn thực phẩm nên người dân không biết hàm lượng muối cụ thể trong sản phẩm đó dùng hàng ngày gây khó khăn trong lựa chọn.
Để giảm muối trong khẩu phần ăn, Bộ Y tế khuyến cáo mỗi người dân, đặc biệt là những người nội trợ, đầu bếp tại gia đình hay nhà hàng ăn uống, hãy “Cho bớt muối khi nấu ăn - Chấm nhẹ tay - Giảm ngay đồ mặn”. Mỗi hành động nhỏ tạo thói quen sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm nguy hiểm.Lượng muối chừng 1 thìa uống trà (2300 mg) mỗi ngày là thích hợp nhất với hầu hết mọi người.
Người dân cũng nên sử dụng các thực phẩm tươi và hãy hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối như: Mỳ ăn liền, rau củ muối, bim bim, giò, chả… Cùng đó, tăng cường ăn các món luộc thay cho các món kho, rim hay rang; Nên đọc hàm lượng muối trên nhãn thực phẩm khi trước khi mua.
Đối với trẻ em, cha mẹ nên rèn cho con thói quen giảm ăn muối ngay từ nhỏ. Còn với người có thói quen ăn nhiều muối, nên tuân thủ nguyên tắc giảm muối dần dần trong các bữa ăn hàng ngày.
Xem thêm
Cả đời người chỉ cân đo đong đếm 3 thứ: Thời gian, tiền bạc và sức khỏe, đâu mới là điểm dừng của bạn?
Cố gắng tập ăn cay, bạn sẽ nhận về những lợi ích sức khỏe kì diệu
Sức khỏe các nạn nhân vụ nữ tài xế xe Lexus tông liên hoàn 9 phương tiện ra sao?
Thói quen không ít người mắc sau khi ăn khiến hơn tỷ vi khuẩn sản sinh, gây hại sức khỏe
Tin Sao
-
Sao Việt 18/4: Ngọc Trinh lên tiếng chuyện sinh con; Lam Trường đau buồn báo tin má qua đời
-
Sao Việt 17/4: Cục trưởng Xuân Bắc lên tiếng về việc nghệ sĩ quảng cáo thổi phồng sự thật; Diễn viên Ngọc Huyền khóc nấc ở hậu trường
-
Thiều Bảo Trâm đi thử váy cưới, chuyện thật hay đùa?
-
Đã từng có một Tăng Thanh Hà rất khác lạ thời mới vào nghề!
Clip đang được xem nhiều nhất: Sau thông báo ly hôn chồng doanh nhân, Vũ Thu Phương hiện ra sao?