Băng buôn người khét tiếng tức giận không thu được tiền khi 39 người chết

27/10/2019 15:59

39 người chết trong container xe tải tại khu công nghiệp Waterglade ở Essex nghi đến Anh qua sự sắp xếp của những kẻ buôn người khét tiếng.

39 người chếttrong container xe tải tại khu công nghiệp Waterglade ở Essex nghi đến Anh qua sự sắp xếp của những kẻ buôn người khét tiếng "Snakeheads" (Đầu rắn) có liên kết với băng đảng Triad ở Trung Quốc.

Tức giận vì không thu được tiền

Băng "Đầu rắn" được cho là đã lôi kéo các nạn nhân, cam kết cuộc sống tốt đẹp hơn với các chuyến đi tới phương Tây trị giá khoảng 30.000 nghìn bảng (khoảng 39 nghìn USD).

Băng đảng này kiếm được nhiều triệu đô bằng cách chở lậu người tới Anh theo những con đường vô cùng khắc nghiệt. Họ được đưa đi trên những xe tải hàng hóa, đi trong đêm, không có thức ăn, thông gió, nước hoặc nhà vệ sinh.

The Mirror cho hay, một nguồn tin thân cận với băng buôn người nghi đứng sau hành trình tử thần của 39 người này không hề hối lỗi về vụ việc. Thay vào đó, họ tức giận vì mất khoản tiền lớn bởi tất cả người trong đợt vận chuyển đã chết.

"Đó là thỏa thuận giữa "Đầu rắn" và khách hàng của họ. Họ sẵn sàng làm thế và không cảm thấy xấu hổ khi phạm pháp" - nguồn tin nói.

Trước thảm kịch này, băng "Đầu rắn" cũng liên quan đến vụ 58 người Trung Quốc thiệt mạng trong xe tải kín ở Dover, Anh năm 2000.

“Đầu rắn chúa” khét tiếng tàn bạo

Một trong những thủ lĩnh của băng "Đầu rắn" là Jing Ping Chen, hay “Chị Ping” - một trong những thủ lĩnh băng đảng khét tiếng nhất khắp Châu Âu và được mệnh danh là "đầu rắn chúa".

"Chi Ping" sinh ra tại vùng nông thôn nghèo ở Trung Quốc năm 1949. Năm 15 tuổi, cha Ping đi Mỹ trong đội tàu buôn và làm việc ở đó 13 năm, gửi tiền về cho gia đình ở Trung Quốc. Bị trục xuất sau khi làm nhiều công việc khác như rửa chén, cha Ping trở về Trung Quốc và bắt đầu buôn người.

'. Băng buôn người khét tiếng tức giận không thu được tiền khi 39 người chết .'

Ping Jing Chen. Ảnh: Getty.

Sau khi kết hôn, Ping chuyển đến Hong Kong cùng chồng và có ba con trai. Ping trở thành doanh nhân thành công với nhà máy riêng ở Trung Quốc. Tuy nhiên, với tham vọng cá nhân, năm 1981, Ping sang làm bảo mẫu ở New York. Ping và chồng mở cửa hàng bán hàng Trung Quốc cho người Hoa ở Mỹ.

Đến đầu những năm 80, Ping bắt đầu hoạt động buôn người và năm 1989, bị bỏ tù 6 tháng. Ra tù, Ping tiếp tục hoạt động này và phát triển đội ngũ tay chân khắp thế giới.

Tại Mỹ, Ping nổi tiếng với sự tàn bạo và quy mô hoạt động vô cùng lớn. Ping chi tiền thuê những kẻ côn đồ từ Fuk Ching- băng đảng tàn bạo nhất khu Chinatown để trấn áp các đối thủ. Bằng vũ lực và sự đe dọa, đến năm 1997, Ping trở thành nhân vật không có đối thủ về buôn người tại đây.

Sau Mỹ, Ping tiếp tục hoạt động ở Rotterdam, Hà Lan, nơi có người tình là thủ lĩnh băng Triad.

Ping cũng ra tay rất tàn độc với các đối thủ cản đường mình. Chuyện kể rằng, khi một thủ lĩnh băng đảng bên cạnh tìm cách lấn địa bàn của mình, Ping mời ông ta tới ăn tối sau đó dùng búa đánh và bắn vào cả hai chân ông ta.

Vào thời điểm đó, Ping rất lớn mạnh, sở hữu 8 chiếc xe, 7 "ngôi nhà an toàn" và hàng chục người dưới quyền. Băng đầu rắn được cho là kiếm khoảng 35.000 bảng mỗi tháng (khoảng 45.000 USD) và Ping tích lũy được khối tài sản khổng lồ khoảng 40 triệu bảng (khoảng 52 triệu USD).

Trùm băng buôn lậu nước ngoài “thành công nhất mọi thời đại" sa lưới

Theo mô tả của Bộ Tư pháp Mỹ, mạng lưới của Ping được xem là "những kẻ buôn lậu nước ngoài đầu tiên và cuối cùng, thành công nhất mọi thời đại".

Trong 5 năm, FBI lần theo dấu vết của Ping nhưng khi đó Ping sống ở Trung Quốc, nơi Mỹ không có hiệp ước dẫn độ nên không thể bắt giữ. Cuối cùng, Interpol đã có bước đột phá mà họ chờ đợi vào năm 2000. Sau khi liên tục tìm kiếm danh sách hành khách đi lại giữa Hong Kong và New York, họ tìm thấy tên con trai của Ping. Giới chức đã đợi ở sân bay Hong Kong và bắt được Ping.

'. Băng buôn người khét tiếng tức giận không thu được tiền khi 39 người chết .'

Bộ Tư pháp Mỹ xem băng của Ping là “những kẻ buôn lậu nước ngoài đầu tiên và cuối cùng, thành công nhất mọi thời đại“. Trong ảnh là xe tải cà chua chở 58 người Trung Quốc vào Anh trong vụ án chấn động năm 2000. Ảnh: Getty.

"Đầu rắn chúa" chống dẫn độ trong 3 năm nhưng cuối cùng bị đưa tới Mỹ và xét xử năm 2005. Ping đối mặt với các cáo buộc buôn người, bắt giữ con tin, rửa tiền... và bị kết án 35 năm tù.

Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên khi vào tù, Ping nói: "Tôi bắt đầu cảm thấy rằng nhà tù là nơi an toàn nhất đối với mình". Năm 2013, Ping được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tụy và sức khỏe giảm sút.

Ở tuổi 65, bà trùm buôn người khét tiếng qua đời tháng 4.2014. Dù vậy, di sản băng "Đầu rắn" tàn bạo của Ping vẫn tiếp diễn.

 
Laodong.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”