Điểm lại những vụ đắm tầu kinh hoàng nhất trong lịch sử
Không chỉ Titanic, nhân loại đã phải chứng kiến biết bao tan nạn thảm khốc trên biển với mất mát quá lớn, không gì có thể xoa dịu được
Năm 1865 - SS Sultana (Hoa Kỳ): 1.547 người chết
Ngày 27/4/1865, tàu SS Sultana đã phát nổ trên sông Mississippi. Đây được coi là vụ tai nạn hàng hải nghiêm trọng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Số người thiệt mạng được thống kê là 1.547 người.
SS Sultana là một tàu hơi nước, chạy trên tuyến đường sông nối giữa hai thành phố lớn St Louis và New Orleans. Vào thời điểm xảy ra tai nạn, ba trong bốn nồi áp suất của Sultana đã phát nổ. Trước đó, các nồi hơi nước này bị phát hiện có hỏng hóc nhưng không hề được thay thế mà chỉ được bảo dưỡng qua loa. Sau khi nổ, than từ hầm tàu văng ra và biến con tàu thành một "ngọn đuốc sống". Hành khách buộc phải nhảy xuống sông và nhiều người trong số họ đã chết vì giá lạnh. Ước tính có khoảng 700 đến 800 người được cứu sống trong thảm họa này.
Năm 1912 - RMS Titanic (Anh): 1.514 người chết
Vụ đắm tàu nổi tiếng nhất lịch sử xảy ra vào ngày 14 và 15/4/1912. Sau khi va chạm với một tảng băng trôi, tàu Titanic đã chìm xuống biển sau chưa đầy 3 tiếng đồng hồ. Số người thiệt mạng trong thảm họa này là 1.514 người.
Lúc bấy giờ, Titanic là con tàu có tải trọng lớn nhất thế giới. Tai nạn xảy ra khi Titanic đang thực hiện chuyến hành trình đầu tiên sau khi hạ thủy từ Southampton, Anh đến New York, Mỹ. Chỉ có 710 người được cứu sống trong tổng số 2.224 hành khách và thủy thủ đoàn của con tàu.
Hình ảnh tàu Titanic đang bắt đầu chìm.
Mặc dù được trang bị vô cùng hiện đại song Titanic chỉ có đủ xuồng cứu sinh cho vẻn vẹn 1.168 người. Tuy nhiên, số người được cứu lại thấp hơn hẳn do sự sắp xếp không hợp lý ở những xuồng hạ thủy đầu tiên. Ví dụ xuồng cứu hộ số 7 với sức chứa 65 người nhưng được hạ thủy chỉ với 28 hành khách. Phần lớn các nạn nhân chết do sự giảm thân nhiệt khi phải ngâm mình trong nước có nhiệt độ -2 độ C.
Sự kiện chìm tàu Titanic đã làm chấn động thế giới và dẫn đến những thay đổi căn bản trong luật Hàng hải. Con thuyền cũng được đề cập nhiều trong giới văn học, nghệ thuật và đã được dựng thành phim mang tên chính con tàu “Titanic” của đạo diễn James Cameron năm 1997.
Năm 1948 - SS Kiangya (Trung Quốc): 3.920 người chết
Ngày 4/12/1948, khi cách Thượng Hải 80km về phía Bắc, đoạn cửa sông Hoàng Phố, tàu SS Kiangya bất ngờ va phải mìn khiến phần đuôi tàu bị nổ. Số người thiệt mạng lên đến 3.920 người, phần lớn hành khách đi tàu là những người chạy nạn trong cuộc nội chiến ở Trung Quốc lúc bấy giờ. Ước tính có khoảng 700 đến 1.000 người đã được các thuyền khác cứu sống.
Phà MV Joola
MV Le Joola là một chiếc phà của chính phủ Senegal bị lật ngoài khơi Gambia ngày 26/9/2002. Vụ việc đã dẫn tới cái chết của ít nhất 1.863 người có mặt trên phà lúc nó gặp nạn. Theo đó, ngày 26/9/2002, phà Joola ra khơi từ Zunguinchor, vùng Casamance, tuyến đường nối phía Nam với thủ đô Dakar của Senegal. Chiếc phà được thiết kế chở 580 người, nhưng đã chở tới gần 2.000 hành khách vượt đại dương. Dù vậy, tới 20h cùng ngày, chiếc phà vẫn giữ liên lạc với trung tâm an ninh hàng hải tại Dakar báo điều kiện thời tiết ổn định. Tuy nhiên một tiếng sau đó, chiếc phà đi vào vùng ảnh hưởng của một cơn bão ngoài khơi bờ biển Gambia, gây ra vụ tai nạn kinh hoàng.
Gió mạnh kèm sóng lớn đã khiến chiếc phà vốn chòng chành vì quá tải lật úp hất tất cả hành khách và hàng hóa xuống biển. Báo cáo chi tiết cho thấy toàn bộ vụ việc xảy ra trong vòng chưa đầy năm phút, thuyền cứu sinh cũng đã được triển khai nhưng chỉ có 25 người may mắn ngồi trên đó. Phải đến sáng hôm sau, lực lượng cứu hộ của chính phủ mới tới hiện trường, nhưng họ cũng không tìm thấy nhiều người còn sống sót.
Năm 1987 - MV Dona Paz (Philippines): 1.749 người chết
Ngày 20/12/1987, Dona Paz đang trên đường từ đảo Leyte đến thủ đô Manila (Philippines) thì đâm phải tàu chở dầu Vector. Vụ va chạm đã khiến dầu trên tàu Vector bắt lửa, ngọn lửa ngay lập tức lan nhanh và bao trùm cả hai con thuyền. Thậm chí, lửa còn theo những vết dầu tràn trên mặt biển và thiêu sống những người đã nhảy xuống nước. Chỉ trong 4 giờ đồng hồ, hai con tàu đã chìm xuống đáy biển.
Tuy số người thiệt mạng được công bố chính thức là 1.749 người nhưng trên thực tế, số người tử vong lên đến hơn 4.300 người do có nhiều hành khách đi vé lậu. Chỉ có 26 người sống sót sau thảm họa này. Cuộc điều tra cho thấy con tàu chở dầu Vector hoạt động không có giấy phép và lúc xảy ra tai nạn, hầu hết các thủy thủ trên Dona Paz đang uống rượu.
Năm 2002 - MV Le Joola (Senegal): 1.936 người chết
Ngày 26/9/2002, chiếc phà MV Le Joola của Senegal bị lật úp ngoài khơi Gambia (phía Tây châu Phi) và cướp đi sinh mạng của ít nhất 1.863 người.
MV Le Joola thuộc quyền sở hữu của chính phủ Senegal. Trong thời điểm gặp nạn, chiếc phà đang đi qua vùng biển có bão lớn. Nó đã bị lật úp chỉ trong vòng 5 phút khiến phần lớn hành khách không kịp thoát ra khỏi phà. Chỉ có 64 người được cứu sống trong tổng cộng hơn 2.000 hành khách. Lý do trực tiếp dẫn đến tai nạn thảm khốc này là do điều kiện thời tiết xấu. Song cũng không thể phủ nhận lỗi của con người khi chiếc phà đã chở quá số người quy định; thiết kế của phà chỉ cho phép chở khoảng 600 hành khách mà thôi.
Vụ nổ cảng Halifax
Vụ nổ bến cảng Halifax xảy ra ngày 6/12/1917 tại thành phố Halifax, Nova Scotia, Canada, khi một con tàu chở đầy thuốc nổ mang quốc tịch Pháp đã vô tình va chạm với một chiếc tàu của Na Uy trong khu vực cảng Halifax. Nó đã gây ra một vụ nổ kinh hoàng làm rung chuyển thành phố Halifax, đồng thời khiến gần 2.000 người chủ yếu là người Canada bị thiệt mạng. Hầu hết các trường hợp tử nạn được báo cáo là do hỏa hoạn, mảnh vụn văng và sự sụp đổ của các tòa nhà nằm gần bến cảng. Người ta ước tính, ngoài 1.950 người thiệt mạng, có tới 9.000 người khác bị thương trong vụ việc. Đây được coi là một trong những vụ nổ nhân tạo lớn nhất thế giới mà không phải do vũ khí hạt nhân gây ra.
Theo tài liệu ghi lại, lúc 8h40 giờ địa phương, Mont-Blanc - tàu hàng của Pháp chở theo thuốc nổ và vũ khí đã vô tình va chạm với tàu Na Uy E-mo chở theo đồ cứu trợ đang bốc dỡ hàng trong cảng. Vụ tai nạn khiến tàu Mont-Blanc bốc cháy và phát nổ khoảng 35 phút sau đó, khiến tất cả các công trình trong diện tích hai cây số vuông kể từ tâm vụ nổ bị san phẳng. Vụ nổ còn gây ra trận sóng thần lớn tại cảng và bẻ cong tất cả các tuyến đường sắt cũng như thổi gãy cây cối trong khu vực.
Xem thêm
Tin Sao
-
Giữa ồn ào quảng cáo sữa, MC Quyền Linh lập vi bằng quyết làm tới cùng
-
Sao Việt 16/4: Lộ clip Trấn Thành khóc nức nở ở nhà riêng; Ca sĩ Đan Trường bức xúc về hình ảnh quảng cáo sữa trị bệnh
-
Doãn Quốc Đam nói gì khi bị hỏi về lùm xùm quảng cáo sữa?
-
Hội bạn thân của Diệp Lâm Anh vướng nghi vấn nghỉ chơi vì sự vắng mặt của một thành viên
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương