Rau ngót - 'thần dược' trị nhiều bệnh không phải ai cũng biết
Rau ngót vừa tăng sức đề kháng của cơ thể vừa chống lại nguyên nhân bệnh từ bên ngoài xâm hại cơ thể.
Theo Đông y, rau ngót tính mát lạnh (nấu chín sẽ bớt lạnh), vị ngọt. Có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết hoá ứ, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ, có nhiều tác dụng chữa bệnh.
Rau ngót bổ âm, sinh tân dịch, nhiều chất xơ nên ngăn ngừa được táo bón. Phụ nữ sau sinh nên dùng rau ngót.
Với chất lượng đạm thực vật cao nên rau ngót được khuyên dùng thay thế đạm động vật để hạn chế những rối loạn chuyển hóa canxi gây loãng xương và sỏi thận. Rau ngót được khuyên dùng cho người giảm cân và người bệnh có đường huyết cao.
Chữa sót nhau thai: Bà mẹ sau sinh hoặc nạo phá thai, có khả năng nhau thai còn sót lại trong tử cung gây nhiễm khuẩn, sốt cao. Uống nước lá rau ngót 7-10 ngày, nhau thai còn sót ở tử cung sẽ bị tống ra ngoài và giảm nhiễm khuẩn. Cách làm: 50 g lá rau ngót tươi rửa sạch, giã nát, đổ nước đun sôi để nguội, gạn lấy nước 100-200 ml, ngày uống 2-3 lần.
Bồi dưỡng sau đẻ: Rau ngót nấu canh với thịt lợn nạc, giò sống, trứng tôm, trứng cáy, cá rô, cá quả, ăn hàng ngày.
Nhức xương: Rau ngót nấu với xương lợn, ăn nhiều lần trong ngày sẽ chữa nhức xương hiệu quả.
Chảy máu cam: Giã nhuyễn rau ngót rồi cho thêm nước, ít đường để uống. Bã rau ngót gói vào vải và đặt lên mũi, chữa chứng chảy máu cam hiệu quả.
Chữa nám da: Đắp rau ngót đã giã nhuyễn lên vùng bị nám, sau 20-30 phút rửa lại với nước lạnh, thực hiện hàng ngày.
Chữa chậm kinh: giã nhỏ rồi vắt lấy nước uống, bã đắp vào gan bàn chân.
Chữa tưa lưỡi: rau ngót tươi giã nát độ 5 - 15g, vắt lấy nước uống. Thấm vào bông đánh lên lưỡi, lợi và vòm miệng trẻ em, chỉ hai ngày sau là bú được.
Giải độc rượu, rượu có thuốc trừ sâu, rượu ngâm mã tiền, dị ứng cá biển: uống nước rau ngót sống.
Rau ngót được khuyên dùng thay thế đạm động vật vi lượng đạm thực vật cao
Chữa hóc: giã cây tươi rồi vắt lấy nước ngậm.
Trị cảm nhiệt gây ho suyễn: Rau ngót vị mát, có tính thanh nhiệt, lại chứa chất ephedrin rất tốt cho những người bị cúm gây ho suyễn.
Giảm cân: Rau này có khả năng sinh nhiệt thấp (100g chỉ có 36 lalori), ít gluxit và lipit nhưng nhiều protein do đó rất phù hợp với thực đơn người muốn giảm thân trọng như mập phì, bệnh tim mạch và tiểu đường. Nên nấu canh rau ngót với thịt heo nạc, đậu hũ.
Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Người bệnh đái tháo đường chỉ được ăn ít cơm để glucoz - huyết không tăng nhiều sau bữa ăn. Rau ngót có inulin giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường (đường và cơm là đường nhanh). Mặt khác, khả năng sinh nhiệt của inulin chỉ bằng 1/9 của chất béo.
Trị táo bón: Rau ngót bổ âm, sinh tân dịch, nhiều chất xơ nên ngăn ngừa được táo bón. Phụ nữ sau sinh nên dùng rau ngót để vừa bổ âm, sinh tân dịch, bù lại âm và tân dịch mất cùng máu khi sinh.
Xem thêm
- Căn bệnh khiến thanh niên 20 tuổi tử vong tức tưởi, phái mạnh cần lưu ý
- 5 trẻ ở trường mẫu giáo bị bệnh lao, phụ huynh nhất định phải hiểu rõ bệnh này
- Nữ phóng viên qua đời sau 12 ngày bị vấp ngã khi chạy bộ, cảnh báo bệnh rất nguy hiểm
- Người mẹ suýt mất 2 con bởi cùng bị mắc căn bệnh ít ai ngờ tới, nhắc các mẹ hãy chú ý
Tin Sao
- Chung kết Miss Cosmo 2024: Đại diện Indonesia đăng quang, Xuân Hạnh xuất sắc lọt vào Top 5
- Phan Đạt tố Minh Dự, vợ Phương Lan lần đầu lên tiếng xin lỗi
- Con gái nuôi Phi Nhung - Thiêng Ngân lên tiếng về những ồn ào liên quan tới chủ đề: 'Đại học không còn là con đường thành công'
- Jiyeon (T-ara) và vận động viên bóng chày Hwang Jae Gyun đệ đơn ly hôn sau gần 2 năm đám cưới
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai