5 điều cần chuẩn bị trước khi xin thôi việc

29/07/2024 16:28

Khi so sánh quy trình nghỉ việc và xin việc, bạn sẽ thấy rằng nghỉ việc chắc chắn đơn giản hơn nhiều. Xin thôi việc chỉ đơn giản là quyết định rời đi vì bạn không muốn làm nữa. Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào cũng vậy. Trước khi nghỉ việc, có nhiều vấn đề quan trọng mà bạn cần xem xét kỹ.

cv-cong-viec-176-1-xahoi.com.vn-w900-h600.jpg

Lên kế hoạch cho các bước tiếp theo

Hãy chắc chắn rằng bạn có những lựa chọn khác trước khi đánh mất nguồn thu nhập hiện tại. Nếu không thoải mái về tài chính, bạn sẽ phải cần một kế hoạch kiếm tiền, cụ thể là tìm kiếm cơ hội việc làm tại Vũng Tàu, TPHCM hay bất cứ nơi nào khác sau khi xin nghỉ việc. Điều đó sẽ giúp bạn xác định rõ hơn điều mình mong muốn và đồng thời tránh bị gián đoạn thu nhập.

Bên cạnh đó, tiết kiệm một khoản để lo chi phí sinh hoạt trong những tháng ngày chưa có việc làm tiếp theo là cũng rất quan trọng. Hãy suy nghĩ về những khoản chi lớn như trường hợp khẩn cấp thực sự, ví dụ như sự cố về sức khỏe. Điều này sẽ giúp bạn có được năng lực tài chính và tránh gặp khó khăn đột xuất.

tim-viec-lam-297-1-xahoi.com.vn-w1200-h630.png

Tận dụng tối đa quyền lợi của bản thân

Trước khi thông báo với nhà tuyển dụng về việc xin nghỉ làm, hãy đảm bảo bạn tận dụng tối đa các quyền lợi mà bạn có thể được hưởng. Nếu bạn vẫn chưa sử dụng hết ngày nghỉ phép, hãy tìm hiểu xem bạn có thể trừ các ngày phép này để có thể nghỉ việc sớm hơn thời hạn hoặc có thể chuyển ngày phép sang tiền lương hay không.

Ngoài ra, đừng quên xem xét điều kiện để nhận khoản lương cuối cùng, chẳng hạn có thể nhận trước thời gian chuyển lương thông thường của công ty hay không.

tim-viec-lam-297-1-xahoi.com.vn-w1200-h630.png

Tìm hiểu về các loại bảo hiểm và chốt sổ bảo hiểm

Khi xin nghỉ việc, một trong những vấn đề quan trọng bạn cần quan tâm là các khoản tiền bảo hiểm. Thông thường, khi bạn rời bỏ công việc, bạn cũng sẽ mất quyền tiếp tục được đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội từ nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tự đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế theo hình thức cá nhân. Bên cạnh đó, nếu sau khi nghỉ việc mà chưa có được công việc mới ngay, bạn cũng có thể làm thủ tục để nhận được một khoản tiền bảo hiểm thất nghiệp. 

Để được hưởng những quyền lợi về bảo hiểm trên sau khi nghỉ việc, bạn cần phải được chốt sổ bảo hiểm ở công ty vừa nghỉ việc. Hãy liên hệ với bộ phận nhân sự của công ty bạn để được hướng dẫn về quy trình nhé.

Chuẩn bị đơn xin thôi việc

Viết một lá đơn xin thôi việc chỉn chu là cách để hiện sự chuyên nghiệp và tôn trọng đối với công việc cũ cũng như cấp trên của bạn.

Trong đó, bạn nên ghi rõ ngày làm việc cuối cùng. Điều này giúp công ty có thể sắp xếp công việc và tìm người thay thế để đảm bảo công việc không bị gián đoạn.

Để tạo được ấn ượng tốt hơn, hãy liệt kê tóm tắt về các dự án hiện tại cũng như tình trạng của chúng và cam kết bàn giao một cách cụ thể. Cuối cùng, hãy đề xuất hỗ trợ quá trình chuyển giao công việc cho người mới và sẵn sàng hỗ trợ ngay cả khi bạn đã rời đi.

Luôn giữ thái độ làm việc chuyên nghiệp

Dù đã đưa ra quyết định nghỉ việc nhưng bạn vẫn nên giữ thái độ làm việc chuyên nghiệp và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thái độ làm việc chuyên nghiệp trong những ngày cuối cùng này là cách thể hiện sự tôn trọng đối với những người đã đồng hành cùng bạn và giúp bạn để lại một ấn tượng tốt đẹp với họ. Hãy coi mỗi cuộc chia tay là một khởi đầu mới, chứ không phải là “đốt cháy” các mối quan hệ cũ. Bạn sẽ không thể nào biết trước được có lúc nào đó mình sẽ cần đến các đồng nghiệp cũ hay sếp cũ như thế nào đâu.

Trong quá trình chuẩn bị trước khi xin thôi việc, hãy nhớ rằng một quá trình chuyển giao tốt đẹp không chỉ là đảm bảo cho sự thành công cá nhân bạn mà còn là cách thể hiện sự tôn trọng những người đã đồng hành cùng bạn. Mong rằng bạn đã biết cách để quá trình này diễn ra suôn sẻ và chúc bạn sớm tìm được việc làm mới phù hợp.

HX (Theo Giadinhvietnam.com)

Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương