Bệnh nhân ngưng tim vì ăn bún và lời nhắc nhở của bác sĩ: Ghi nhớ điều này ngay kẻo mất mạng như chơi
Cọng bún mềm nhũn thì chẳng cần phải quá cẩn thận khi nhai nuốt, suy nghĩ đó khiến một cụ bà suýt chết vì bị tắc nghẽn đường thở.
Bệnh nhân ngưng tim vì ăn bún
Vừa qua, Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM cho biết đã tiếp nhận trường hợp bị hóc dị vật dẫn đến ngưng tim, ngưng thở. Rất may là bệnh nhân đã qua cơn nguy hiểm nhờ được cấp cứu kịp thời.
Được biết, bệnh nhân là bà H. năm nay 80 tuổi và đang sinh sống tại TP.HCM. Vào sáng ngày 13/11, bà H. có biểu hiện bị sặc, nghẹn, tím tái rồi lịm dần sau khi ăn bún. Người nhà ngay lập tức gọi đến số 115 và được hướng dẫn cách sơ cứu tại chỗ cho bệnh nhân, đồng thời một kíp cấp cứu gồm 4 người cũng nhanh chóng đến hiện trường bằng xe cứu thương.
Tới nơi, kíp cấp cứu liền tiến hành thủ thuật sơ cứu Heimlich cho người hóc dị vật. Vừa hút hết phần thức ăn là nguyên nhân gây tắc đường thở, vừa ấn tim ngoài lồng ngực và đặt nội khí quản bóp bóng thở oxy. Biện pháp thiết lập 2 đường truyền tĩnh mạch Adrenaline, Natri bicarbonate, gắn monitor theo dõi… cũng được áp dụng.
Trải qua 6 phút cấp cứu tích cực, bác sĩ đã quan sát được nhịp xoang trên máy monitor, sau 10 phút nữa thì nhịp tim của bệnh nhân dần hồi phục. Dị vật lấy ra từ miệng bệnh nhân là thịt và sợi bún. Lúc này cả kíp cấp cứu mới vỡ òa sung sướng. Dù đã qua cơn nguy hiểm nhưng bà H. vẫn được đưa đến Bệnh viện Nhân dân 115 để các bác sĩ theo dõi thêm.
Được biết đây chỉ là một trong vài ca hóc dị vật mà Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM tiếp nhận mỗi tuần. Trước đó không lâu từng có bệnh nhân nữ cũng bị ngưng thở trong lúc ăn bánh ít. Kiểm tra bệnh sử cho thấy người này mắc bệnh ung thư hầu họng, dẫn đến đường thở bị bó hẹp do khối u xâm lấn. Cộng thêm việc ăn bánh ít đã khiến cổ họng gần như bị bít kín hoàn toàn, làm người phụ nữ khó thở rồi ngã xuống hôn mê bất tỉnh. Các bác sĩ phải rất khó khăn mới có thể lấy hết nửa cái bánh ít ra khỏi hầu họng, cứu sống được người phụ nữ.
Những người có dấu hiệu sau đây nên nói không với bún
Người bị dạ dày, đại tràng
Bún là nhóm thức ăn không thích hợp với những người có bệnh ở đường tiêu hóa. Nguyên do là vì bún được làm từ bột gạo, ngâm với nước trước khi làm khoảng 1 ngày để bột nở ra. Trong thời gian này sẽ có quá trình lên men của tinh bột, vì thế khi ăn người bệnh dễ bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, hại dạ dày. Do vậy, những người bị viêm dạ dày hoặc hội chứng dạ dày tá tràng không nên ăn bún.
Không tốt cho trẻ nhỏ
Bún, mì là món ăn nhanh, dễ chế biến nhất là đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, vì lợi nhuận, người sản xuất bún thường cho hóa chất trong quá trình chế biến. Nếu trẻ nhỏ thường xuyên ăn bún sẽ ảnh hưởng tới đường tiêu hóa chưa hoàn thiện của trẻ. Vì vậy, tốt nhất không nên cho trẻ ăn bún quá sớm, hoặc hạn chế món này với trẻ.
Người bị ốm, sốt
Người bị ốm, sốt nên ăn những món ăn nhẹ như cháo đỗ xanh, cháo thịt, hoặc soup để giảm gánh nặng cho đường tiêu hóa. Nên hạn chế ăn bún vì lúc này có thể đang yếu, ăn bún vào rất dễ bị lạnh bụng, khó tiêu và đi ngoài.
Phụ nữ sau sinh
Phụ nữ sau sinh cũng là đối tượng được khuyên không nên ăn bún, bởi bún được làm từ gạo ngâm nở chua,và các hóa chất đi kèm được người sản xuất sử dụng để chế biến sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của cơ thể người mẹ và bé.
Xem thêm
Sức khoẻ bé trai bị bố ngáo đá ném từ tầng 2 xuống đất giờ ra sao?
5 thứ phát ra khí độc, cấm đặt gần giường ngủ kẻo sớm muộn gì sức khỏe cũng suy kiệt, gia đình ly tán
6 kiểu chế biến rau, củ là 'sát thủ' hàng đầu với sức khỏe, mời cả ung thư về nhà
Thiếu nữ xinh đẹp sắp lên xe hoa mất tích khi đi chăn trâu: Cô gái đã trở về trong tình trạng trầm cảm, sức khỏe yếu
Tin Sao
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny