Cách giúp cha mẹ dạy con về tiền bạc
Nhiều bậc cha mẹ không biết nên bắt đầu từ đâu để dạy con về tiền bạc. Để trả lời được câu hỏi này, cha mẹ hãy tham khảo những điều dưới đây.
Cha mẹ cần hướng cho trẻ biết cách sử dụng tiền bạc từ nhỏ
Theo các nhà xã hội học, nếu được thẩm thấu cách chi tiêu hợp lý ngay từ nhỏ, khi trưởng thành, con người sẽ biết kiếm tiền và có thể đưa ra được những quyết định chính xác về tài chính. Vì thế, là cha mẹ bạn cần giúp trẻ nhận thức sướm được vấn đề này để con có thể quản lsy tốt tài chính của mình.
Cha mẹ cần giúp con hiểu được giá trị của tiền bạc ngay từ nhỏ
Giúp con hiểu giá trị lao động và đồng tiền
Theo một kết quả nghiên cứu, để con cái hiểu được vấn đề, bố mẹ nên giải thích nguồn gốc những đồng tiền bố mẹ có được.
Có một cách đơn giản là hãy lấy giấy bút ra, hình họa những gì cha mẹ kiếm được, trừ đi mọi khoản chi cố định như tiền thuế, tiền nhà (nếu có), điện, nước… và cho con trẻ thấy tiền chi tiêu trong gia đình còn lại bao nhiêu. Sau đó trừ tiếp các khoản có thể linh động như tiền chợ, tiền mua đồ chơi cho con, mua quần áo…
Sau khi có thể định hình được tất cả những thứ này, trẻ sẽ hiểu tại sao bạn không thể mua cho chúng món đồ chơi mà chúng mê tít ở ngoài cửa hàng hôm trước hay các thứ đồ chơi xa xỉ khác mà chúng vòi vĩnh.
Bên cạnh đó nên quy định định mức tiền chi tiêu của con. Đây là một trong những cách đơn giản nhất để giúp con có được những bài học đầu tiên về sử dụng tiền. Bố mẹ có thể cho con tiền hằng tuần, số tiền tùy thuộc vào độ tuổi của con, chẳng hạn 100.000 đồng/tuần cho con bạn là sinh viên để tiêu vặt… Số tiền này nên được duy trì đều đặn. Vào những dịp quan trọng như lễ, sinh nhật bạn bè hoặc khi con đạt kết quả nào đó thật vượt trội, phụ huynh có thể cho con thêm để khuyến khích con nỗ lực, cố gắng hơn.
Tổ chức các hoạt động dành cho trẻ từ 3-5 tuổi để giúp trẻ hiểu về tiền bạc
Tạo ra 3 mục, mỗi mục được đặt tên riêng “Tiết kiệm”, “Chi tiêu” và “Chia sẻ”. Mỗi khi trẻ nhận được tiền sau khi làm việc nhà hoặc nhận được tiền từ bữa tiệc sinh nhật, hãy chia đều tiền vào 3 mục kia. Các bé có thể dành tiền trong phần “Chi tiêu” (Tiêu vặt) để mua những món đồ nho nhỏ, như là kẹo hoặc hình dán. Tiền dành cho việc “chia sẻ” thì các bé có thể gửi đến những nơi mà các bé biết là nơi đó có người đang cần được giúp đỡ hoặc được đóng góp vào quỹ tình nghĩa. Tiền trong phần “Tiết kiệm” sẽ dành dụm để mua những món đắt tiền hơn.
Giúp trẻ đặt mục tiêu như là mua một đồ chơi nào đó. Hãy chắc chắn rằng món đồ chơi không quá đắt đến nỗi mà các bé không thể dành dụm tiền vài tháng để mua được.
Mỗi khi con bạn cho tiền vào lợn tiết kiệm, hãy giúp con đếm xem con có bao nhiêu tiền, và con cần tiết kiệm thêm bao nhiêu nữa để đạt được mục tiêu, và khi nào con sẽ có đủ tiền. “Những hoạt động này rất thú vị đối với trẻ. Và điều nay giúp con nhận thức được tầm quan trọng của việc chờ đợi, sự kiên nhẫn và tiết kiệm.
Xem thêm
Tin Sao
-
Thiều Bảo Trâm đi thử váy cưới, chuyện thật hay đùa?
-
Sao Việt 17/4: Cục trưởng Xuân Bắc lên tiếng về việc nghệ sĩ quảng cáo thổi phồng sự thật; Diễn viên Ngọc Huyền khóc nấc ở hậu trường
-
Đã từng có một Tăng Thanh Hà rất khác lạ thời mới vào nghề!
-
Chồng H'Hen Niê công khai diện mạo thật gây choáng khi bị góp ý suốt ngày đội mũ
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài