Làm gì để trẻ vị thành niên tiếp nhận lời khuyên của cha mẹ?
"Đau đầu vì con" là trạng thái tâm lý khá phổ biến của các bậc phụ huynh có con cái ở độ tuổi mới lớn. Tuổi vị thành niên là một giai đoạn hết sức quan trọng.
Nhiều bậc cha mẹ thực sự muốn gần gũi, giúp đỡ con em mình vượt qua được những khó khăn của lứa tuổi và tránh xa những hiểm họa trong cuộc sống. Tuy nhiên, trong thực tế phần lớn các trường hợp, hiệu quả giúp đỡ là không đạt được như mong muốn, đôi khi còn dẫn đến những hậu quả hoàn toàn trái ngược với thiện ý ban đầu của người lớn. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trẻ vị thành niên không tiếp nhận những lời khuyên của cha mẹ?
|
Ảnh minh họa. |
Phụ huynh thiếu kiên nhẫn.Thực tế cho thấy, đằng sau những ý định tốt đẹp và mong muốn chính đáng, các bậc cha mẹ thường bộc lộ không ít sai lầm trong cách khuyên bảo tuổi mới lớn. Chúng ta dễ dàng nhận thấy hậu quả đáng tiếc của những lời khuyên được đưa ra khi một trong hai phía đang mất bình tĩnh, hoặc khi cả hai đều có những căng thẳng, giận dữ, hẫng hụt do dồn nén cảm xúc gây ra; hoặc những lời khuyên đi kèm những lời chỉ trích, phê phán, đe dọa, gây xúc phạm đến con em…
Nhưng tại sao có những lời khuyên của nhiều bậc cha mẹ vốn nhẹ nhàng, mô phạm, không thô bạo với con mà vẫn không được các em tiếp nhận thực lòng, biến thành hành động tích cực nhằm điều chỉnh những hành vi sai lệch của bản thân. Phải chăng là do có một khoảng cách thế hệ rất khó vượt qua?
Không lắng nghe con nói.Nhiều trường hợp cha mẹ đưa ra lời khuyên ngay lập tức sau khi biết con có hành vi sai mà không tạo điều kiện cho con cùng nói chuyện với mình để lắng nghe và thấu hiểu tâm tư tình cảm của con, khiến con cảm nhận là cha mẹ không hiểu gì nên chúng phải tìm người bạn thân ở ngoài để chia sẻ. Có nhiều trường hợp cha mẹ chỉ dành rất ít thời gian nghe con giải thích một cách qua loa chiếu lệ, rồi cắt ngang lời con đột ngột để nhanh chóng đưa lời khuyên cho con. Có trường hợp cha mẹ vừa lắng nghe con vừa giải mã ngay những gì con nói theo cách hiểu chủ quan của mình, để rồi cuối cùng cuộc đối thoại rơi vào ngõ cụt, vì càng ngày hai bên càng hiểu sai lệch về nhau. Có những bậc cha mẹ vừa nghe con nói vừa tỏ thái độ dò xét, nghi ngờ hoặc có những biểu hiện qua nét mặt, điệu bộ hàm ý chỉ trích, phán xét, tuy không gay gắt, thô bạo nhưng vẫn đủ cho con cảm nhận ra là cha mẹ đang đối lập với chúng.
Nếu đặt trên nền của những ứng xử sai lầm như vậy là những lời khuyên trực diện chứa đựng những sắc thái quyền uy, răn dạy hoặc giáo điều mà không hề cảm thông và thấu hiểu con em thì hậu quả sẽ ngược lại so với mong muốn tốt đẹp của người lớn.
Những bậc cha mẹ thành công trong giao tiếp với con cái trước hết là những người biết dành sự lắng nghe hoàn toàn cho trẻ chứ không phải cho mình, nghe một cách cởi mở, đón nhận tất cả những tâm tư tình cảm tích cực lẫn tiêu cực của trẻ nhằm vợi bớt những nỗi căng thẳng, dồn nén của các em. Biết giúp trẻ cảm nhận rằng cha mẹ đang cảm thông với con, đang thừa nhận và thấu hiểu những suy nghĩ và cảm xúc của chúng, đang sát cánh để giúp con vượt qua những khó khăn thử thách… Cha mẹ nên chú trọng hình thức đối thoại nâng đỡ con, khuyến khích, gợi mở, phản hồi cảm xúc để con đối mặt với những suy nghĩ, những cảm xúc khó khăn, sai lệch của mình trước khi tự nhận thức ra những giải pháp đúng đắn trong cuộc sống hàng ngày.
Xem thêm
Tin Sao
-
Sao Việt 25/4: Hình ảnh hé lộ mối quan hệ giữa vợ Quý Bình và mẹ chồng; Hồ Ngọc Hà nói về danh xưng 'Nữ hoàng giải trí'
-
Vì sao vợ Quý Bình không ghen khi nam diễn viên đóng chung với nữ diễn viên này?
-
Nữ NSƯT là giọng đọc huyền thoại 'Bản tin chiến thắng 30/4/1975' cuộc sống giờ ra sao?
-
Lee Young Ae tiết lộ cuộc sống thực sự với chồng đại gia U80, không quên nhắc đến cô con gái xinh như thiên thần
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny