Nhân loại thay đổi như thế nào trong vòng 100 năm qua?

27/01/2017 08:52

Nhờ những thành tựu vượt bậc trong y học, điều kiện tốt hơn về vệ sinh và nguồn nước sạch, con người ngày nay sống lâu hơn bao giờ hết.

1. Con người dậy thì sớm hơn

Ngày nay, ở nhiều quốc gia, trẻ em dậy thì từ rất sớm. 1 nghiên cứu năm 2003 ở Mỹ cho thấy: Từ giữa những năm 1800 đến 1960, độ tuổi bắt đầu có kinh nguyệt ở bé gái Mỹ từ 17 tuổi cứ mỗi thập kỷ lại giảm 0,3 tuổi. Nguyên nhân có thể là do chế độ dinh dưỡng, điều kiện y tế và kinh tế tốt hơn. Ngày nay, độ tuổi có kinh nguyệt trung bình ở bé gái Mỹ là khoảng từ 12,8 tới 12,9 tuổi.

Tuy nhiên, thời kỳ dậy thì thực ra còn bắt đầu trước đó, từ khi bé gái bắt đầu phát triển kích thước ngực.

'. Nhân loại thay đổi như thế nào trong vòng 100 năm qua? (2) .'

Ở Mỹ, mốc dậy thì trung bình là 9,7 tuổi ở các bé gái da trắng, 8,8 tuổi ở các bé da đen,
9,3 tuổi ở các bé Latin và 9,7 tuổi ở bé gái châu Á.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa béo phì và dậy thì sớm, đó là các bé gái có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn thường dậy thì sớm hơn.

Tiến sĩ Frank Biro, giáo sư nhi khoa tại Bệnh viện Nhi Cincinnati bang Ohio, Mỹ cho biết: Ngày nay, ảnh hưởng của BMI tới độ tuổi dậy thì còn lớn hơn nhiều ảnh hưởng của sắc tộc, chủng tộc.

Biro nhận định, dậy thì sớm có thể để lại hậu quả lâu dài lên sức khỏe. Ví dụ, đã có những nghiên cứu cho thấy so với các bé gái dậy thì muộn hơn, các bé gái dậy thì sớm có nguy cơ mắc chứng cao huyết áp và tiểu đường loại 2 cao hơn khi lớn lên.

Dậy thì sớm cũng gây ra những tác hại xã hội. 1 số nền văn hóa coi bé gái trưởng thành về mặt sinh lý là đã đủ điều kiện để kết hôn. Một khi kết hôn, bé đó khó có thể tiếp tục học tập hay lập nghiệp.

Vì vậy, bé gái càng dậy thì muộn thì càng tốt cho giáo dục và tương lai của bé. 1 nghiên cứu của ĐH Harvard năm 2008 cho thấy, ở vùng nông thông Bangladesh, 70% hôn nhân xảy ra trong vòng 2 năm kể từ khi dậy thì. Cứ mỗi năm hôn nhân đó bị trì hoãn thì các bé gái sẽ được học thêm 0,22 năm ở trường và khiến tỉ lệ biết chữ tăng lên 5,6%.

2. Tuổi thọ cao hơn và những hệ lụy

Con người ngày nay sống lâu hơn bao giờ hết. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ đầu thế kỷ 20 đến năm 2012, tuổi thọ trung bình của con người đã tăng vọt từ 30 lên 70 tuổi. WHO dự đoán tuổi thọ trung bình cho nữ giới sinh ra ở những nước phát triển năm 2030 lên tới 85 tuổi. Sự gia tăng mạnh mẽ này là nhờ những thành tựu vượt bậc trong y học, điều kiện tốt hơn về vệ sinh và nguồn nước sạch.

Tuy những yếu tố này giúp giảm thiểu tỷ lệ tử vong do các bệnh truyền nhiễm gây ra nhưng tỷ lệ chết vì các bệnh thoái hóa như Alzheimer, bệnh tim, ung thư lại ngày càng tăng. Cũng có nghĩa là, tuy sống thọ hơn, nhưng con người lại chết vì những bệnh khác với trong quá khứ.

Theo Bogin: “Trẻ em sinh ra ở Mỹ vào năm 2000 có thể sẽ sống tới năm 77 tuổi, nhưng nguyên nhân chết phổ biến nhất là từ những bệnh về tim hay ung thư”. Như vậy, cùng với lợi thế sinh học, tuổi thọ cũng đi kèm với sự đánh đổi.

'. Nhân loại thay đổi như thế nào trong vòng 100 năm qua? (2) .'

“Càng sống lâu hơn, chúng ta lại càng có khả năng gặp phải những
cái chết kéo dài và chẳng dễ chịu gì.” – Stearns cho biết.

Theo 1 số nhà khoa học, cũng do vệ sinh được cải thiện, các bệnh tự miễn như đa xơ cứng và tiểu đường loại 1 cũng dần phổ biến. Joel Weinstock, trưởng khoa tiêu hóa tại Trung tâm Y tế Đại học Tufts, Massachusetts cho hay: Nếu cơ thể không hoặc ít tiếp xúc với vi trùng thì khi gặp những con bọ dù là lành nhất, hệ miễn dịch có thể có những phản ứng thái quá với và gây ra các bệnh này.

Giả thuyết của Weinstock là: “Trong vòng 50-100 năm nữa, khi con người chuyển tới môi trường siêu vệ sinh, thì sự rối loạn về miễn dịch cũng xảy ra”. Ông cùng đồng sự “không có ý nói vệ sinh là điều xấu, mà muốn hiểu rõ hơn về những yếu tố có lợi trong vấn đề vệ sinh và những gì có khả năng gây hại, từ đó dung hòa 2 mặt này.”

Thay đổi tiếp theo nào sẽ xảy đến với loài người?

Do công nghệ đang biến đổi thế giới một cách chóng mặt, câu hỏi này thật khó trả lời.

Stearns chia sẻ: “Dù muốn dù không, giới khoa học vốn đã thay đổi tiến trình tiến hóa trong tương lai của loài người. Thực chất, tiến hóa không được quyết định bởi những nhóm người nhỏ lẻ đã cẩn thận tính toán, cân nhắc, mà là sản phẩm phụ của hàng ngàn quyết định diễn ra hàng ngày, thực hiện bởi công nghệ và văn hóa (gồm thuốc men, truyền thông, vận tải…). Vì thế, chúng tôi thực sự không thể chắc chắn về điều sẽ xảy ra trong tương lai.”

 
Giadinhvietnam.com

Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu

Error loading media: File could not be played
00:0000:0000:00
00:00