Những băn khoăn xung quanh Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ 2017
Mới đây, Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo quy chế tuyển sinh chính quy trình độ đại học; trình độ cao đẳng. Tuy nhiên có khá nhiều băn khoăn xung quanh dự thảo này.
Sau khi dự thảo quy chế tuyển sinh chính quy trình độ đại học; trình độ cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2017 được công bố, có một số vấn đề khiến nhiều người băn khoăn.
"Thí sinh ảo" do không giới hạn số nguyện vọng
Theo đó, thí sinh được ĐKXT không giới hạn số nguyện vọng, số trường và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).
Việc cho thí sinh đăng ký nhiều nguyện vọng là nhằm tạo điều kiện tối đa cho thí sinh được trúng tuyển vào ngành mình yêu thích ở các trường có mức độ cạnh tranh khác nhau.
Tuy nhiên, do không giới hạn số nguyện vọng nên rất dễ dẫn đến tình trạng "thí sinh ảo". Vì vậy để giải quyết vấn đề này, Bộ đã quy định, dù đăng ký nhiều nguyện vọng nhưng thí sinh phải sắp xếp các nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên vào trong đợt xét tuyển chính (đợt 1), thí sinh chỉ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng cao nhất có thể trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký. Điều này được thực hiện nhờ phần mềm thống kê nguyện vọng xét tuyển của thí sinh chạy tự động trên cổng thông tin tuyển sinh của Bộ.
Do mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng nên hạn chế được tối đa tình trạng "thí sinh ảo" trong đợt xét tuyển chính.
Những băn khoăn xung quanh Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ 2017
Nghẽn mạng cổng thông tin tuyển sinh
Được biết, Bộ đã Xây dựng Cổng Thông tin tuyển sinh để hỗ trợ thí sinh và các trường trong công tác tuyển sinh; bao gồm các thông tin về: chỉ đạo điều hành công tác tuyển sinh; cơ sở dữ liệu về kết quả kỳ thi THPT quốc gia; đề án tuyển sinh/điều kiện tuyển sinh của các trường; hệ thống nhập dữ liệu thống kê nguyện vọng của thí sinh và các thông tin khác cần thiết cho công tác tuyển sinh.
Để tạo thuận lợi cho thí sinh thực hiện đăng ký xét tuyển, quy chế cho phép thí sinh được đăng ký trước khi thi, cùng lúc với khi làm thủ tục đăng ký dự thi, sau khi có kết quả thi, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng bằng phương thức trực tuyến trong khoảng thời gian quy định. Do đó, cổng thông tin tuyển sinh chỉ hỗ trợ cho một số ít thí sinh có nhu cầu điều chỉnh nguyện vọng.
Ngoài ra, việc công bố kết quả thi do các Sở GD&ĐT thực hiện; việc xét tuyển ĐH do các trường thực hiện; cổng thông tin tuyển sinh chỉ làm nhiệm vụ lưu trữ cơ sở dữ liệu để các trường khai thác, xét tuyển và chạy phần mềm thống kê nguyện vọng giúp các trường loại bỏ "thí sinh ảo". Do đó so với năm 2016, hệ thống năm nay chạy nhẹ tải hơn nhiều nên khó có thể xảy ra nghẽn mạng.
Bỏ điểm sàn
Đáng chú ý là trong công tác tổ chức xét tuyển, Bộ GD&ĐT dự kiến sẽ không đưa ra ngưỡng đảm bảo chất lượng (điểm sàn) như mọi năm.
Theo đó, từ khi bắt đầu thực hiện đổi mới tuyển sinh, nhiều chuyên gia và trường ĐH đã đề nghị Bộ không nên quy định điểm sàn vì thực tế điểm sàn không còn nhiều ý nghĩ như khi tổ chức thi "3 không". Mặt khác việc quy định điểm sàn chung không phát huy được tính năng động quyền tự chủ và chịu trách nhiệm của các trường trong việc xác định tính năng động, quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trường trong việc xác định điểm sàn phù hợp với điều kiện của từng trường và yêu cầu của từng ngành đào tạo cũng như đồng bộ với chính sách chất lượng của trường.
Tin Sao
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny