Những lễ hội đầu xuân nổi tiếng của Việt Nam
Hội Gióng, lễ hội Yên Tử, lễ phát ấn Đền Trần ở miền Bắc hay lễ hội núi Bà Đen, Bà Chúa Xứ ở miền Nam đã thu hút khách thập phương du xuân từ hàng trăm năm nay.
1. Lễ hội chợ Viềng - Nam Định: Chợ diễn ra vào nửa đêm, nhưng từ chiều mùng 7 tháng
giêng hàng năm, du khách các nơi lại nườm nượp đổ về hội chợ Viềng ở xã Kim Thái,
huyện Vụ Bản (Nam Định, đồng thời trẩy hội Phủ Giày, một trong những phủ thờ
bà Chúa Liễu Hạnh trong "tứ bất tử" ở Việt Nam. Đây là phiên chợ chỉ diễn ra
1 lần trong năm, được gọi là chợ mua hàng cầu may.
2. Khai ấn Đền Trần. Lễ hội diễn ra tại đền Trần - Nam Định, là một trong những lễ hội khai
xuân lớn nhất trong năm, diễn ra từ ngày 11-16 tháng giêng. Ngoài lễ phát ấn lúc giữa
đêm 14 và mở đầu ngày 15 tháng giêng, lễ hội còn tổ chức xen kẽ các hoạt động
hội truyền thống gồm múa lân, múa rồng, hát chèo, hát chầu văn, thi đấu cờ
người, đấu vật, biểu diễn võ thuật bên ngoài cổng Ngũ môn Đền Trần…
Du khách tham gia lễ hội Đền Trần chủ yếu cầu thăng quan, thành
đạt trong công việc bằng hình thức xin hoặc mua ấn.
3. Lễ hội chùa Hương. Khai hội từ ngày mùng 6 tháng giêng đến hết tháng 3 Âm lịch, đây
cũng là lễ hội kéo dài nhất trong cả nước, và đông nhất từ rằm tháng giêng đến 18/2 âm
lịch. Hàng năm lễ hội thu hút hàng triệu du khách từ khắp nơi kéo về tham gia hành
trình cõi Phật - nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành. Du khách khi đến với
lễ hội còn được đắm mình trong không gian của non nước mênh mông của
suối Yến, hay chiêm ngưỡng cảnh sắc hùng vĩ của động Hương Tích
4. Lễ hội Bà Chúa Kho. Khai hội vào ngày 14 tháng giêng, nhưng từ đầu năm, mỗi ngày,
khu đền Bà Chúa Kho (tại làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, TP. Bắc Ninh) luôn chật kín
người. Đa số người làm ăn đến hành lễ “vay vốn” đền Bà Chúa Kho với mong muốn
cầu cho công việc trong năm mới được suôn sẻ, phát đạt. Để lời cầu xin được đến
tai bà, mỗi thân chủ phải ghi rõ trong sớ là vay bao nhiêu, làm gì, và đặc biệt là
phải nói rõ một năm, hai năm, hay năm năm sau sẽ trả, tức là tạ lễ.
5. Hội Lim (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) có nguồn gốc từ hội chùa, hội hát, liên quan đến
tiếng hát của chàng Trương Chi trong truyền thuyết Trương Chi - Mỵ Nương. Đây cũng là
lễ hội lớn của vùng Kinh Bắc với khá nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật và tín ngưỡng
tâm linh. Trong ngày lễ còn có nhiều nghi lễ và trò chơi dân gian như hát quan họ,
giao lưu đối đáp, đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm, thi cờ
người. Năm nay, hội Lim sẽ được tổ chức trong 2 ngày 2,3/3/2015, tức
ngày 12 và 13 tháng giêng Âm lịch.
6. Lễ hội Gò Đống Đa: Hội diễn ra hàng năm vào ngày mùng 5 Tết Nguyên Đán tại Gò
Đống Đa, Phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là lễ hội chiến thắng,
được tổ chức để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng của vua Quang Trung - người
anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
7. Lễ Hội Chém Lợn: Lễ hội chém heo này được tổ chức vào ngày 6 tháng giêng âm lịch
hằng năm tại làng Ném Thượng, xã Khắc Niệm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, thu hút
hàng nghìn người dân xung quanh đến tham dự và chứng kiến cảnh chém lợn hiến
tế, sau đó lấy tiền quết máu heo với hy vọng mang đến nhiều may mắn trong
năm mới.
8. Hội Gióng: Hội Gióng Phù Đổng là hội làng truyền thống tưởng nhớ công đức của vị Phù
Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng), được tổ chức thường niên tại xã Phù Đổng, huyện Gia
Lâm, Hà Nội vào ngày 6-8 tháng giêng Âm lịch. Lễ hội diễn ra với các nghi lễ truyền
thống như lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng,
nơi thờ Thánh Gióng.
9. Giỗ Tổ Hùng Vương. Lễ hội sẽ được tổ chức trong 6 ngày, từ ngày 23 đến 28/4/2015
(ngày 5 đến 10/3 năm Ất Mùi) tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, TP Việt Trì, tỉnh Phú
Thọ. Đây là quốc lễ, tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua
Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc, và người lao động được nghỉ làm.
Phần lễ trong ngày hội chính gồm 2 phần là: lễ rước kiệu vua và lễ dâng
hương. Phần hội có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc. Đó là những cuộc
thi hát xoan (tức hát ghẹo), thi đấu vật, thi kéo co, thi bơi...
10. Lễ hội Chùa Thầy. Ngôi chùa ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội gắn liền với những
năm tháng cuối đời của thiền sư Từ Đạo Hạnh thời Lý. Hội iễn ra từ ngày 5-7 tháng 3 Âm
lịch. Du khách thường tham quan thang Thánh Hóa, hang Cắc Cớ với những lối đá rêu
phong, hoặc lên chợ Trời trên đỉnh núi Thầy, thưởng thức bánh chè lam đặc sản
nơi đây.
11. Lễ hội núi Bà Đen: Khai mạc vào mùng 4 tháng giêng Âm lịch, lễ hội núi Bà Đen ở Tây
Ninh là một trong những lễ hội mùa xuân lớn nhất phương Nam. Bên cạnh các hoạt động
tín ngưỡng, khách còn có thể tham gia theo dõi các chương trình chiếu phim, biểu diễn
nghệ thuật, thi đấu thể dục thể thao, các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc
văn hóa…
12. Lễ hội Yên Tử: Là lễ hội được tổ chức tại khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử
(thuộc xã Thượng Yên Công, huyện Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) bắt đầu từ ngày 10
tháng giêng đến hết tháng ba Âm lịch. Núi Yên tử cao hơn 1.000 m, được coi là
đất tổ Phật giáo Việt Nam. Hiện nơi đây đã có 2 hệ thống cáp treo, giúp rút
ngắn thời gian hành hương tới chùa Đồng trên đỉnh núi.
13. Lễ hội Chùa Keo: Diễn ra vào ngày 14 tháng giêng Âm lịch tại Thái Bình. Đây là một
trong những ngôi cổ tự nổi tiếng ở Việt Nam. Với công trình nghệ thuật Gác Chuông
được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ. Nơi đây thờ thiền sư Không Lộ, người có công
chữa bệnh cho vua Lý Thánh Tông, được phong làm Quốc sư.
14. Hội Phết Hiền Quan (hay hội cướp phết) là lễ hội dân gian được tổ chức ngày 12 và 13
tháng Giêng tại xã Hiền Quan, huyện Tam Nông (Phú Thọ). Lễ hội được tổ chức để tưởng
nhớ và tôn vinh công lao của nữ tướng Thiều Hoa công chúa - Đức Thánh Mẫu Đại
Vương, người giúp Hai Bà Trưng đánh giặc cứu nước. Trong lễ hội diễn ra, hàng
trăm thanh niên trai tráng sẽ tham gia cướp phết gồm có 3 quả phết được đặt
giữa khu đất trống tượng trưng cho mặt trời để cầu may mắn.
15. Lễ hội Bà Chúa Xứ: Đây là một trong những lễ hội lớn nhất miền Tây Nam Bộ, là dịp để
tỏ lòng thành kính Bà Chúa Xứ, vị thần được suy tôn là Bà mẹ của xứ sở Châu Đốc. Lễ hội
được tổ chức hàng năm bắt đầu từ đêm 23/4 đến 27/4 âm lịch tại Miếu Bà Chúa Xứ
thuộc phường Núi Sam (trước là xã Vĩnh Tế), thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang
Tin Sao
- Hoa hậu Ý Nhi trông thế nào sau khi phẫu thuật thẩm mĩ ba phần này?
- Đàm Thu Trang tiết lộ cách gọi cực yêu dành cho 2 con, Suchin 'đốn tim' bằng một hành động
- Chương Tử Di được hỏi: 'Con trai út của cô trông giống ai hơn'? Câu trả lời gây sửng sốt
- Hari Won gặp sự cố chấn thương nhưng phản ứng của Trấn Thành mới gây chú ý
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020