Làm gì để đối phó với chứng mệt mỏi hậu COVID? 7 bước ‘cựu F0’ nào cũng cần biết
Nhiều F0 cho biết dù đã có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 nhưng cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi. Dưới đây là 7 cách giúp các ‘cựu F0’ vượt qua hội chứng mệt mỏi hậu COVID.
Mệt mỏi là gì?
Theo một bài viết trên trang web chính thức về hồi phục sau COVID của NHS – Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, tất cả chúng ta đều từng có cảm giác mệt mỏi sau khi tập thể dục hoặc sau khi làm việc nhiều giờ.
Tuy nhiên, đôi khi bạn có thể cảm thấy mệt mỏi một cách không bình thường. Mặc dù đã nghỉ ngơi và có một giấc ngủ ngon, nhưng tình trạng mệt mỏi vẫn xuất hiện dù bạn không phải dùng nhiều sức. Tình trạng này có thể kéo dài và hạn chế hoạt động thường ngày của bạn. Nó có thể khiến bạn cảm thấy buồn chán, khó tập trung và hay quên.
Mệt mỏi rất phổ biến sau khi nhiễm virus, bao gồm cả SARS-CoV-2, và thông thường sẽ giảm bớt sau 2 hoặc 3 tuần. Tuy nhiên, ở một số người, cảm giác mệt mỏi có thể kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng.
Ở một số người, cảm giác mệt mỏi hậu COVID có thể kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng.
(Ảnh minh họa)
Nguyên nhân gây ra mệt mỏi hậu COVID
Theo NHS, có nhiều lý do khiến một người cảm thấy mệt mỏi sau khi bị nhiễm COVID, ví dụ như:
- Cơ thể tiếp tục phản ứng với virus SARS-CoV-2 mặc dù tình trạng nhiễm trùng đã thuyên giảm.
- Ảnh hưởng của COVID thể nặng. Tình trạng mệt mỏi do viêm phổi có thể mất đến 6 tháng để giải quyết.
Mệt mỏi rất phổ biến sau khi nhiễm virus, bao gồm cả SARS-CoV-2, và thông thường
sẽ giảm bớt sau 2 hoặc 3 tuần. (Ảnh minh họa)
Điều gì khiến mệt mỏi hậu COVID kéo dài?
Có nhiều lý do khác nhau góp phần vào sự mệt mỏi và khiến nó kéo dài. Một số yếu tố sau có thể làm cho tình trạng mệt mỏi trở nên tồi tệ hơn: mức độ hoạt động thể chất thấp, thói quen hàng ngày bị xáo trộn, ngủ kém, công việc áp lực, trách nhiệm chăm sóc gia đình, tâm trạng buồn chán, lo lắng và căng thẳng.
Làm gì khi bị mệt mỏi hậu COVID?
Dưới đây, NHS sẽ hướng dẫn các ‘cựu F0’ 7 bước để chống lại tình trạng mệt mỏi hậu COVID.
1. Nhận ra rằng cảm giác mệt mỏi là có thật và đối xử tốt với bản thân. Giải thích cho gia đình, bạn bè và đồng nghiệp của bạn về tác động của sự mệt mỏi. Vì mệt mỏi là vô hình nên đôi khi chưa được hiểu đúng. Nếu chưa từng trải qua, người khác khó có thể hiểu được tác động của sự mệt mỏi và sự suy nhược của nó.
2. Ngủ ngon. Cảm giác mệt mỏi sẽ tồi tệ hơn nếu giấc ngủ của bạn cũng bị xáo trộn. Cố gắng thực hiện chu trình ngủ và cải thiện thói quen ngủ của bạn.
3. Thử các kỹ thuật thư giãn. Những kỹ thuật này có thể giúp giảm mệt mỏi vì chúng thúc đẩy một giấc ngủ ngon và có thể giúp giảm căng thẳng. Cân nhắc thử các kỹ thuật như thiền, trị liệu bằng hương thơm, yoga, thái cực quyền và các hoạt động khác mà bạn cảm thấy thư giãn, chẳng hạn như đọc sách hoặc tắm bồn.
Thư giãn sẽ giúp xua tan mệt mỏi hậu COVID. (Ảnh minh họa)
4. Lập kế hoạch, ưu tiên và ủy quyền.
- Lập kế hoạch. Lập kế hoạch trước mỗi ngày để bạn có thể làm những công việc cần thiết và cân nhắc những việc có thể giao cho người khác. Xây dựng một thói quen đều đặn và cố gắng tránh bị quá tải để rồi kiệt sức vào ngày hôm sau.
- Ưu tiên. Bạn cũng có thể quyết định những hoạt động nào bạn đang làm là quan trọng nhất. Nếu đây là một nhiệm vụ rất quan trọng, hãy làm nó khi bạn có nhiều năng lượng nhất. Nếu chúng không quan trọng nhưng ‘phải làm’ thì bạn có thể nhờ người khác làm không?
- Ủy quyền. Hãy nghĩ về những việc mà bạn không nhất thiết phải làm mà có thể ‘ủy quyền’, chẳng hạn như thay vì trực tiếp đi siêu thị, bạn có thể đặt hàng online. Bạn cũng có thể sơ chế thức ăn vào cuối tuần trước khi bước vào 1 tuần làm việc bận rộn. Cuối cùng, hãy đảm bảo rằng bạn đang làm một số việc thú vị, những hoạt động như vậy có thể giúp bạn tràn đầy năng lượng.
5. Ghi nhật ký hoạt động. Trong một hoặc hai tuần, hãy ghi lại những gì bạn đã làm trong ngày và cảm giác của bạn sau mỗi hoạt động. Các hoạt động này có thể là hoạt động thể chất, xã hội, nhận thức (suy nghĩ) hoặc tình cảm, và một số hoạt động có thể mệt mỏi hơn những hoạt động khác. Nhật ký có thể giúp bạn phát hiện các kiểu hoạt động không có ích, chẳng hạn như ngủ nướng, thức đêm làm việc để rồi ngày hôm sau kiệt sức.
Ghi lại nhật ký hoạt động để biết một ngày mình đã làm được những gì. (Ảnh minh họa)
6. Luôn năng động. Mức năng lượng cũng được hỗ trợ bằng cách duy trì sự năng động. Cơ thể ì ạch càng khiến bạn mệt mỏi hơn. Khi số lượng hoạt động bạn đang thực hiện đã ổn định, hãy cố gắng tăng thời lượng hoạt động một cách từ từ và nhẹ nhàng.
7. Ăn uống lành mạnh. Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể hữu ích, giúp bạn hồi phục nhanh sau COVID.
Khi nào nên gặp bác sĩ?
Hãy gặp bác sĩ nếu:
- Tình trạng mệt mỏi của bạn đang trở nên tồi tệ hơn.
- Sau 4 tuần, tình trạng mệt mỏi của bạn không thay đổi.
- Bạn đang lo lắng hoặc có các triệu chứng mới khác.
Xem thêm
F0 cần làm gì để mau khỏe, ít di chứng? Tiến sĩ chỉ ra 9 việc quan trọng nhất, ai cũng không được quên
5 thói quen hằng ngày cực tốt cho sức khỏe nhưng cũng cực hại nếu làm quá nhiều
6 món ăn bồi bổ sức khoẻ F0 tuyệt đối không được bỏ qua: Tác dụng cực tốt mà giá lại 'rẻ bèo'
Ngày lạnh nên cho trẻ ăn gì để bảo vệ sức khoẻ hô hấp?
Nguồn: https://doanhnghieptiepthi.vn/lam-gi-de-doi-pho-voi-chung-met-moi-hau-covid-7-buoc-cuu-f0-nao-cung-c..
Tin Sao
-
Body miễn chê của Lệ Quyên ở tuổi U50: 0% mỡ thừa, thân hình thon thả quyến rũ như gái đôi mươi
-
MC Lại Văn Sâm bức xúc lên tiếng khi bị giả mạo tài khoản, lợi dụng hình ảnh để quảng cáo sai sự thật
-
Diễn viên hài Thu Trang bị tóm gọn bụng to rõ giữa tin đồn bầu bí
-
Hà Hồ lại ghi điểm khi biết dạy cặp song sinh điều này
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu