4 triệu chứng hay gặp khi mắc Covid-19, 5 mức độ tiến tiến của bệnh từ nhẹ tới nguy kịch
Ngày 14/7, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã ký quyết định về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 do chủng SARS-CoV-2 thay thế Quyết định số 2008/QĐ-BYT ngày 26/4/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Triệu chứng mắc Covid-19
Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 vi rút Corona (CoV) là một họ vi rút lây truyền từ động vật sang người và gây bệnh cho người từ cảm lạnh thông thường đến các tình trạng bệnh nặng, đe dọa tính mạng của người bệnh như Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV) năm 2002 và Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV) năm 2012.
Virus SARS-CoV-2 lây trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp (như qua giọt bắn, hạt khí dung, không khí) và qua đường tiếp xúc. Virus cũng có khả năng lây truyền cao tại các cơ sở y tế, những nơi đông người và ở không gian kín.
Bên cạnh đó, virus cũng liên tục biến đổi tạo ra nhiều biến thể khác nhau trên toàn thế giới làm cho khả năng lây lan mạnh hơn và khó kiểm soát hơn.
Người bệnh Covid-19 có biểu hiện lâm sàng đa dạng: từ nhiễm không có triệu chứng, tới những biểu hiện bệnh lý nặng như viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp (ARDS), sốc nhiễm trùng, suy chức năng đa cơ quan và tử vong, đặc biệt ở những người cao tuổi, người có bệnh mạn tính hay suy giảm miễn dịch, hoặc có đồng nhiễm hay bội nhiễm các căn nguyên khác như vi khuẩn, nấm.
Cơ chế bệnh sinh của bệnh có vai trò của "cơn bão cytokine" và huyết khối mao mạch phổi trong các ca bệnh có suy hô hấp nặng và nguy kịch.
Covid-19 đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu nên chủ yếu là điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng. Các biện pháp phòng bệnh chính là tiêm phòng vắc xin, phát hiện sớm và cách ly ca bệnh.
Thời gian ủ bệnh: từ 2-14 ngày, trung bình từ 5-7 ngày. Triệu chứng hay gặp là sốt, ho khan, mệt mỏi và đau cơ. Có thể bị đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho có đờm, nôn và tiêu chảy. Một số trường hợp có biểu hiện rối loạn khứu giác hoặc tê lưỡi.
Hầu hết người bệnh (khoảng hơn 80%) chỉ sốt nhẹ, ho, mệt mỏi, không bị viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng một tuần. Tuy nhiên, một số trường hợp không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng nào.
Khoảng gần 20% số bệnh nhân diễn biến nặng, thời gian trung bình từ khi có triệu chứng ban đầu tới khi diễn biến nặng thường khoảng 5-8 ngày.
Các biểu hiện nặng bao gồm: viêm phổi, viêm phổi nặng cần nhập viện… Trong đó, khoảng 3 -5% cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với các biểu hiện hô hấp cấp (thở nhanh, khó thở, tím tái, …), hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), rối loạn đông máu, tổn thương vi mạch gây huyết khối và tắc mạch, viêm cơ tim, sốc nhiễm trùng, suy chức năng các cơ quan bao gồm tổn thương thận và tổn thương cơ tim, dẫn đến tử vong.
Tử vong xảy ra nhiều hơn ở người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch và mắc các bệnh mạn tính kèm theo. Ở người lớn, các yếu tố tiên lượng tăng nguy cơ tử vong là tuổi cao, điểm suy đa tạng SOFA cao khi nhập viện và nồng độ Ddimer > 1 mg/L.
Thời kỳ hồi phục: Sau giai đoạn toàn phát 7-10 ngày, nếu không có ARDS bệnh nhân sẽ hết sốt các dấu hiệu lâm sàng dần trở lại bình thường và khỏi bệnh.
Chưa có bằng chứng khác biệt về các biểu hiện lâm sàng của Covid-19 ở phụ nữ mang thai.
Ở trẻ em, đa số trẻ mắc Covid-19 có các các biểu hiện lâm sàng nhẹ hơn người lớn, hoặc không có triệu chứng.
Các dấu hiệu thường gặp ở trẻ em là sốt và ho, hoặc các biểu hiện viêm phổi nặng dẫn tới tử vong. Tuy nhiên một số trẻ mắc Covid-19 có tổn thương viêm đa cơ quan giống bệnh Kawasaski: sốt; ban đỏ hoặc xung huyết giác mạc, hoặc phù nề niêm mạc miệng, bàn tay, chân; suy tuần hoàn; các biểu hiện tổn thương chức năng tim và tăng men tim; rối loạn tiêu hóa; rối loạn đông máu và tăng các chỉ số viêm cấp.
4 mức độ bệnh xảy ra khi mắc Covid-19
1. Không triệu chứng: là người nhiễm SARS-CoV-2 được khẳng định bằng xét nghiệm realtime RT-PCR dương tính, nhưng không có triệu chứng lâm sàng.
2. Mức độ nhẹ: Viêm đường hô hấp trên cấp tính: Người bệnh nhiễm SARS-CoV-2 có các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu như như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi; Không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu ô xy, nhịp thở ≤ 20 lần/phút, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời.
3-5% bệnh nhân mắc Covid-19 sẽ chuyển biến nặng.
3. Mức độ vừa: Viêm phổi
Người lớn và trẻ lớn: bị viêm phổi (sốt, ho, khó thở, thở nhanh >20 lần/phút) và không có dấu hiệu viêm phổi nặng, SpO2 ≥ 93% khi thở khí trời.
Trẻ nhỏ: trẻ có ho hoặc khó thở và thở nhanh. Thở nhanh được xác định khi nhịp thở ≥ 60 lần/phút ở trẻ dưới 2 tháng; ≥ 50 lần/phút ở trẻ từ 2 - 11 tháng; ≥ 40 lần/phút ở trẻ từ 1 - 5 tuổi) và không có các dấu hiệu của viêm phổi nặng.
Chẩn đoán dựa vào lâm sàng, tuy nhiên, hình ảnh X-quang, siêu âm hoặc CT phổi thấy hình ảnh viêm phổi kẽ hoặc phát hiện các biến chứng.
4. Mức độ nặng - Viêm phổi nặng
Người lớn và trẻ lớn: sốt hoặc nghi ngờ nhiễm trùng hô hấp, kèm theo bất kỳ một dấu hiệu sau: nhịp thở > 30 lần/phút, khó thở nặng, hoặc SpO2 < 93% khi thở khí phòng.
Trẻ nhỏ: ho hoặc khó thở, và có ít nhất một trong các dấu hiệu sau đây: tím tái hoặc SpO2 < 93%; suy hô hấp nặng (thở rên, rút lõm lồng ngực); Hoặc trẻ được chẩn đoán viêm phổi và có bất kỳ dấu hiệu nặng sau: không thể uống/bú được; rối loạn ý thức (li bì hoặc hôn mê); co giật. Có thể có các dấu hiệu khác của viêm phổi như rút lõm lồng ngực, thở nhanh (tần số thở/phút như trên).
Chẩn đoán dựa vào lâm sàng, chụp X-quang phổi để xác định các biến chứng.
5. Mức độ nguy kịch
Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS); Thiếu ôxy máu; Nhiễm trùng huyết (sepsis); Sốc nhiễm trùng... Các biến chứng nặng- nguy kịch khác: nhồi máu phổi, đột quỵ, sảng... Cần theo dõi sát và áp dụng các biện pháp chẩn đoán xác định khi nghi ngờ và có biện pháp điều trị phù hợp.
Xem thêm
5 mùi cơ thể phát ra cảnh báo các vấn đề sức khỏe, người hôi hám cẩn thận suy thận nặng
Vị trí mọc mụn trên mặt cảnh báo dấu hiệu sức khỏe đang gặp vấn đề bất thường cần kiểm tra ngay
Thời điểm ăn sáng, trưa, tối nào là tốt nhất cho sức khỏe, tưởng đơn giản mà rất ít người biết
Ai cũng nói thức khuya rất hại, vậy đi ngủ lúc mấy giờ là tốt nhất cho sức khỏe?
Nguồn: https://doanhnghieptiepthi.vn/4-trieu-chung-hay-gap-khi-mac-covid-19-5-muc-do-tien-tien-cua-benh-tu-..
Tin Sao
-
Sao Việt 12/4: Mai Phương Thúy bức xúc với tin đồn 'lãi 1,5 tỷ sau 1 đêm'; Diễn viên Việt Trinh bất ngờ lên tiếng đính chính về đời tư
-
Bạn cùng lớp của Lưu Diệc Phi tại Học viện Điện ảnh Bắc Kinh năm 2002: Khóa học 'toàn sao' gọi tên Chu Á Văn, Giang Nhất Yến, Hoàng Bột
-
'Hoàng Dung đẹp nhất màn ảnh' Ông Mỹ Linh: Cả đời điên cuồng vì tình, chết thảm tại nhà ở tuổi 26, sự thật cái chết của cô được bác sĩ pháp y phơi bày
-
Việt Trinh đăng clip nhảy nhót, bị mỉa mai 'có tuổi còn làm vậy cho người ta chú ý'
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu